• Trang chủ

KỸ NĂNG HƯỚNG DẪN TRÒ CHƠI

I.TRÒ CHƠI LÀ GÌ ?

1.      Trò chơi là một phương thế giúp phát triển con người toàn diện là một phương thuốc trợ giúp cho sức khỏe con người. Quả vậy trò chơi là một hoạt động tự nhiên và bổ ích, cần thiết cho tuổi trẻ, trò chơi không phải là việc làm nhưng kỳ thực nó lại đòi hỏi cả một nghệ thuật trong đó có khi là nhưng công việc nặng nhọc, cần hy sinh, can đảm.

2.      Trò chơi không những là liều thuốc bổ cho các em mà ngay cả người lớn cũng cần nhằm giải tỏa mệt nhọc của tâm trí và thể chất sau những giờ làm việc. Trò chơi chính là phương thuốc hay nhất tạo cho mọi người thoải mái và hăng hái hơn.

II.MỤC ĐÍCH VÀ GIÁ TRỊ CỦA TRÒ CHƠI

1.      Tác dụng đầu tiên của trò chơi là ĐEM LẠI SINH KHÍ cho các hoạt động tập thể thêm hào hứng vui tươi, bổ ích và thân ái.

2.      Tác dụng thứ 2 và quan trọng hơn mà trò chơi mang lại là GIÁO DỤC TRẺ EM. Trò chơi giúp phát triển sức khoẻ, năng khiếu và tính khí. Những trò chơi hấp dẫn có tính cách thi đua trẻ sẽ trẻ sẽ được giáo dục nên can đảm hơn , kỷ luật hơn, biết tự chủ, khéo léo, kiên nhẫn và tinh thần cộng đồng…

III.KỸ NĂNG HƯỚNG DẪN TRÒ CHƠI

1.      Người hướng dẫn

Người Quản Trò cần phải có một số khả năng và đức tính cần thiết:

-        Phải biết nhiều trò chơi

-        Biết chọn lựa trò chơi cho từng hoàn cảnh và tường tận các biến thái của trò chơi

-        Gây được hào hứng cho người tham dự

-        Làm chủ được khung cảnh

-        Tạo được uy tín để mọi người nghe theo mình

-        Có giọng nói rõ ràng để giải thích trò chơi

-       Nhanh tay, nhanh mắt, suy nghĩ mau lẹ để định kết quả trò chơi trong tình thân mật và thành thực.

-        Có óc sáng kiến để biến đổi trò chơi cho khỏi chán

-        Thưởng phạt công minh

2.      Phân loại trò chơi

Mỗi loại trò chơi có những đặc tính riêng của nó. Người hướng dẫn phải biết tác dụng của mỗi thể loại để đưa vào cuộc vui cho thích hợp. Trò chơi có nhiều loại, thường ta thấy có 2 loại chính là ngoài trời và trong nhà. Tuy nhiên ở đây được gom lại như sau:

a.      Trò chơi vận động nhẹ(tĩnh) : Thường là ngồi tại chỗ, có thể kết hợp một bài hát sinh hoạt đòi hỏi sự nhạy bén và khéo léo, ăn khớp với nhau về động tác. Có khi kèm theo vũ điệu.

b.      Trò chơi vận động mạnh(động) : Dùng đến sức lực, sự nhanh nhẹn, quả cảm, tháo vát và cả mưu trí để đạt giải. Kết quả tính theo tỷ số thi đua trên hai đội hoặc bị phạt phải thế chỗ quản trò.

c.      Trò chơi phản xạ(khéo léo) : Nên qui ước trước về động tác hoặc lời nói. Có khi phản xạ thuận, cũng có khi phản xạ nghịch.

d.      Trò chơi trên sân : Thường phải có dụng cụ

e.      Trò chơi lớn

3. Chọn lựa trò chơi

      a.Chọn lựa theo hoàn cảnh

-   Nơi chốn: trong nhà, ngoài trời, trên khô, dưới nước, trong rừng…

-   Số người: Có trò chơi chỉ vui khi có nhiều người tham dự hoặc ngược lại

-   Tuổi tác: khéo léo, hoạt động, quan sát, thông minh…

-   Phái tính: nam nữ, cả nam lẫn nữ

   b.Chọn lựa theo nội dung

      Để ý đến nội dung trò chơi là một điều rất cần thiết, nhất là khía cạnh giáo dục

      Một trò chơi với mục đích giải trí rất cần thiết nhưng cũng còn tùy thuộc vào nhu cầu của đám đông để lồng vào đố một nội dung có tính cách rèn luyện cơ thể, giác quan, khiếu thẩm mỹ, tinh thần đồng đội, óc thám hiểm, khai phá…

      Một trò chơi hay phải điều hòa phát triển cùng một lúc các cơ năng cơ bản

4.Sửa soạn trò chơi

      Chú ý đến các khía cạnh:

-   Địa điểm chơi

-   Dụng cụ cần thiết

-   Số người cần phối trí trước……

5.Trình bày trò chơi

      Người hướng dẩn phải trình bày như thế nào cho mọi người hiểu rành mạch các diễn tiến của trò chơi, các điều kiện, luật lệ và…sự thưởng phạt. Nên yêu cầu mọi người im lặng lúc trình bày trò chơi

-   Nói một cách chậm rải, rõ ràng. Có thể dùng thêm cử điệu cho dễ hiểu

-   Trình bày các luật lệ, sau đó đề nghị thưởng phạt

-   Hỏi lại mọi người xem có ai chưa hiểu thì giải thích lại

-   Chơi thử một lần trước khi chơi thật

-   Cuối cùng là những lời khuyên và những mánh khóe…

-   Có thể dấu một vài yếu tố để tạo bất ngờ

(Tài liệu HLV-Micae)