• Trang chủ

TỌA ĐÀM


1- MỤC ĐÍCH TỌA ĐÀM.
Cần làm sáng tỏ một vấn đề, một chương trình, những nhà chuyên môn, của những người có  uy tín về vấn đề đó. Thí dụ: 1) Có người cho rằng tượng Đức Mẹ tại công viên Nhà Thờ Chính Tòa Sài Gòn khóc. Để giải thích và hướng dẫn dư luận hiểu cho đúng vấn một kế hoạch xem ra còn xa lạ hoặc dị ứng đối với quần chúng, người ta thường dùng hình thức toạ đàm.
Vấn đề sẽ được làm sáng tỏ nhờ kiến thức, kinh nghiệm của đề, người ta mời Đức Hồng y là vị lãnh đạo Giáo hội tại thành phố lên tiếng để dân chúng trong đạo cũng như ngoài đời hiểu rõ, tránh những dư luận sai lầm hoặc cố ý xuyên tạc và làm phương hại niềm tin của tín hữu….. 2) Dân chúng lo ngại, hoang mang vì dịch cúm gia cầm đang hoành hành; Người ta đã mời các nhà chuyên môn về y tế đến trong chương trình tọa đàm nhằm giúp dân hiểu về tầm mức nguy hiểm của dịch, cách đề phòng, đồng thời sẵn sàng chấp hành các biện pháp y tế. 3) Muốn mọi người “vui vẻ” đội mũ bảo hiểm, chính quyền đã tổ chức nhiều buổi toạ đàm nêu rõ nguy hiểm của việc không đội mũ bảo hiểm, những biện pháp chế tài do chính quyền áp dụng đối với những người không đội mũ bảo hiểm để qua đó cổ vũ người dân đội mũ bảo hiểm.
II.- TỔ CHỨC MỘT BUỔI TỌA ĐÀM.
1. Nội Dung Tọa Đàm.
- Là vấn đề thời sự, ảnh hưởng thiết thân tới đời sống quần chúng hay là một vấn đề gây thắc mắc, gây ngộ nhận; một vấn đề lẽ ra mọi người phải biết vì lợi ích của họ hay của xã hội; là vấn đề nhạy cảm, cần có tiếng nói của những người uy tín.
2. Cách Tổ Chức Tọa Đàm.
a. Chuẩn Bị:
. Mời người có chuyên môn, thẩm quyền và uy tín về vấn đề dự định. Mời ba hoặc bốn người, để đa dạng hoá kiến thức và kinh nghiệm hoặc thẩm quyền.
. Thông báo hoặc mời khán giả đến dự.
. Có thể chuẩn bị khán phòng hoặc sân khấu ngoài trời hoặc trên TV…
. Trao đổi trước với người trình bày về hệ thống câu hỏi sẽ được nêu lên.
b. Diễn Tiến:
. Ổn đình chỗ ngồi cho khán giả. Giới thiệu trước với khán giả về đề tài sẽ tọa đàm hôm nay.
. Giới thiệu khách mời về thân thế, chuyên môn… và mời lên sân khấu.
. MC đặt câu hỏi để các vị khách mời trả lời (có thể mời lần lượt, cũng có thể để tự các vị khách mời trao đổi). Và cứ tiếp tục cho đến khi vấn đề đã được sáng tỏ.
. Nếu thuận tiện, có thể mời khán giả nêu câu hỏi.
c. Kết :
Buổi toạ đàm thành công khi: 1) Thu hút được khán giả. 2) Khán giả hiểu và đồng tình với ý kiến của các chuyên viên và ý muốn của ban tổ chức. 3) Giải tỏa được thắc mắc của quần chúng. 4) Quảng bá được vấn đề mình muốn quảng bá. 5) Uốn nắn được dư luận, để quần chúng hiểu đúng thực chất của vấn đề.
3. Những Điều Kiện Cho MC.
- MC phải thảo luận với các chuyên gia về đề tài trước khi tiến hành, để họ hiểu mục tiêu mình muốn đạt được qua buổi toạ đàm này.
- MC phải có kiến thức về đề tài, có khả năng nghe, hiểu và tóm kết vấn đề cách chính xác và có thể trình bày lại vấn đề. Đôi khi khách mời hứng khởi, đi xa, MC phải biết lèo lái, tổng hợp các ý kiến của khách mời, để đưa về nội dung chính cũng như tóm tắt các ý kiến cho khán giả dễ nắm, trước khi bước sang câu hỏi khác.
- MC phải hiểu những thắc mắc, khao khát hiện tại của khán giả, để đặt câu hỏi đúng chỗ.
- Các câu hỏi của MC đưa ra phải là một hệ thống câu hỏi có liên kết và được chuẩn bị sẵn sau khi trao đổi và nhất trí với khách mời, nhằm đạt được mục đích mong muốn ngang qua các trình bày của các vị khách mời.
- MC cần có khả năng linh hoạt khi có những câu trả lời hoặc vấn đề phát sinh không nằm trong hệ thống nội dung soạn trước, cần có chút hài hước giúp thoải mái mỗi khi bầu không khí trở nên căng thẳng hoặc đơn điệu.
- Khi khách mời “méo mó nghề nghiêp” quá say sưa với đề tài, đi quá xa, ngoài mục đích mong muốn của mình, MC phải khéo léo cắt và “dẫn” khách mời về đúng vấn đề.
- Không nhất thiết phải “đi đêm” với khách mời để rập khuôn ý tưởng. Cả MC lẫn khách mời đều phải tôn trọng khán giả bằng cách tôn trọng sự thật. Lợi dụng toạ đàm để mị dân hoặc lừa khán giả là đi sai mục tiêu lành mạnh của toạ đàm mà chúng ta nhắm tới. Những ý kiến khác nhau, hoặc cách trình bày khác nhau sẽ làm phong phú vấn đề, giúp khán giả có được cái nhìn đa diện và hiểu biết rộng hơn. Khán giả có thể chọn lựa, đồng tình với ý kiến của vị này mà không đồng tình với ý kiến của vị kia khi ý kiến của họ không giống nhau.
- Tuy nhiên có những vấn đề tế nhị, vấn đề còn đang tranh cãi, nhà tổ chức phải hiểu khả năng chuyên môn, trường phái và nhất là lập trường của các vị khách mời đối với đề tài trước khi mời họ để tránh tác dụng ngược.
III.- ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐÀM VÀO VIỆC HUẤN LUYỆN HUYNH TRƯỞNG.
Trong Sa mạc huấn luyện HT cấp III, Tọa Đàm được áp dụng nhằm chuyển tải kiến thức và kinh nghiệm cho các sa mạc sinh để trong cùng một giờ khoá, sa mạc sinh có thể tiếp thu kiến thức và kinh nghiệm của nhiều huấn luyện viên. Huấn luyện viên chính khoá sẽ đóng vai trò MC. Khách mời là các huấn luyện viên khác có cùng chuyên môn, hoặc có thể là những nhà chuyên môn khác mà không nhất thiết là HLV của Phong trào. (Trường hợp khách mời không phải là HLV Liên Đoàn, MC phải được sự đồng ý của Ban Nghiên Huấn Liên Đoàn và chịu trách nhiệm về tính chính xác và tính truyền thống của Phong trào khi mời các vị này).
Tại Sa mạc huấn luyện HT cấp III, DẤN THÂN III, ĐỢT 1 tại Giáo xứ Thánh Cẩm đã thực hành toạ đàm 2 đề tài dưới đây và thu được kết quả khả quan.
1. Đề tài: THÀNH LẬP ĐOÀN:
- MC: FX. Trần Ngọc Lợi, huấn luyện viên TNTT, Liên đoàn trưởng, trải qua các cấp từ đội trưởng đến liên đoàn trưởng, có kinh nghiệm thành lập đoàn, hơn 40 năm trong Phong trào TNTT.
- Khách mời:
. Micae Ngô Quỳnh Lưu, huấn luyện viên TNTT, có kinh nghiệm thành lập đoàn
. Giuse Nguyễn Văn Sinh, huấn luyện viên TNTT, nhiều năm làm đoàn trưởng, có kinh nghiệm thành lập đoàn, trải hơn 50 năm trong Phong trào TNTT.
2. Đề tài: ÁP DỤNG KỸ NĂNG QUẢN TRỊ NHÂN SỰ VÀO VIỆC ĐIỀU HÀNH ĐOÀN:
- MC: FX. Trần Ngọc Lợi, Liên đoàn trưởng, huấn luyện viên TNTT. Trải nghiệm quản trị trong giáo dục.
- Khách mời:
. Gierado Nguyễn Bình, thư ký Liên đoàn, huấn luyện viên TNTT, trải nghiệm quản trị trong doanh nghiệp quốc doanh.
. Micae Ninh Đức Thành, Trưởng cấp III. TNTT, nhiều năm trải nghiệm quản trị doanh nghiệp tư
. Anê Nghê Thị Tuyết Trang, phó chủ tịch Liên đoàn, huấn luyện viên TNTT, thạc sĩ về quản trị nhân sự, trải nghiệm quản trị trong doanh nghiệp ngoại quốc.
IV.- Kết Luận:
Qua phản hồi từ sa mạc sinh, áp dụng bài khoá bằng phương pháp toạ đàm, sa mạc sinh:
- Tiếp thu được nhiều kiến thức và kinh nghiệm, tư tưởng không bị gò bó, máy móc, giáo điều.
- Cảm thấy thời gian 90 phút học tập như bị thu ngắn lại, bầu khi học tập sinh động.
- MC và khách mời cùng cảm thấy kiến thức và kinh nghiệm được giao lưu, loại bỏ tư tưởng độc tôn.
- Khoảng cách giữa huấn luyện viên và sa mạc sinh được thu hẹp lại.
V.- Lưu ý quan trọng:
Mục đích của tọa đàm là nhằm quảng bá và hướng dẫn quần chúng về cái thật, cái đúng. Do đĩ:
- Tọa Đàm phải mang tính khách quan: nhằm đem lại sự thật cho mọi người. Nĩi cách khác, giúp mọi người hiểu đúng bản chất và ý nghĩa của vấn đề hoặc sự kiện.
- Tọa đàm phải mang tính tự do: Khách mời được tự do trình bày kiến thức và quan điểm của mình; Cử tọa được tự do nêu thắc mắc.
- Tọa đàm thường được quảng bá trên các phương tiện truyền thơng như báo chí, truyền thanh và truyền hình. Do đĩ những phương tiện truyền thơng này cũng phải khách quan, lành mạnh để phục vụ Sự Thật.