• Trang chủ

HUẤN LUYỆN HUYNH TRƯỞNG

Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể vốn là tổ chức thống nhất từ địa phương đến trung ương về điều hành cũng như về huấn luyện.

Phương pháp huấn luyện của Thiếu Nhi Thánh Thể là Vào Sa Mạc. Nơi để huấn luyện huynh trưởng được gọi là Sa Mạc Huấn Luyện Huynh Trưởng. Để tổ chức Sa Mạc Huấn Luyện Huynh Trưởng, Liên đoàn Giáo phận dựa vào đường lối huấn luyện chung của Tổng Liên đoàn.
I.- TỔ CHỨC:
Trước khi tổ chức Huấn Luyện, Liên Đoàn sẽ Thông báo về sa mạc, đồng thời bổ nhiệm linh mục Tuyên Úy Sa mạc; linh mục Sa mạc Trưởng và huynh trưởng làm Sa mạc Phó.
- Linh mục Tuyên Úy Sa Mạc, Sa Mạc Trưởng và Sa Mạc Phó hội ý để: Ra Thông Báo gửi đến các đoàn trong Giáo phận về các chi tiết Sa mạc như: Thời gian và địa điểm tổ chức đợt 1, đợt 2, đợt 3…; Điều kiện tham dự; Hành trang sa mạc; Sa mạc phí; Thời gian và địa điểm tập trung Tiền Sa Mạc; Hồ sơ sa mạc sinh (Thời hạn và nơi nộp hồ sơ). Các ngoại lệ của từng sa mạc v.v…
- Thành Lập Ban Điều Hành Sa Mạc: Ban điều Hành Sa Mạc, được tổ chức như sau:
+ Tuyên Úy Sa Mạc, Sa Mạc Trưởng, Sa Mạc Phó: Do Cha Tuyên Úy Liên Đoàn bổ nhiệm. (Khi huấn luyện nhiều Ngành trong cùng một Sa Mạc, mỗi Ngành có một Sa Mạc Phó)
+ Tiểu Ban Trực: Phụ trách kỷ luật và thi đua.
+ Trưởng Tiểu Ban Hành Chánh: Phụ trách hồ sơ sa mạc, hồ sơ sa mạc sinh.
+ Trưởng Tiểu Ban Phụng Vụ.
+ Trưởng Tiểu Ban Y Tế, Vệ Sinh.
+ Trưởng Tiểu Ban Sinh Hoạt: lo các hoạt động thư giãn, Lửa thiêng Thánh Thể và Hành trình sa mạc.
+ Trưởng Quản Lý: lo ẩm thực, vật dụng sa mạc
+ Trưởng Kỹ Thuật: Phụ trách kỹ thuật: âm thanh, ánh sáng, cổng
2. Sa Mạc Trưởng hoặc Phó: Liên hệ địa điểm và xin phép. Mời Huấn Luyện Viên. Xác định ngày giờ dạy khóa. Xin Bài Khóa của các Huấn Luyện viên.
3. Một tuần trước mỗi đợt huấn luyện, gửi hồ sơ Sa Mạc về Ban Nghiên Huấn Liên Đoàn, (Hồ sơ gồm: các Thông Báo; Mẫu Đơn Tham Dự; Đề Bài Tiền Sa Mạc; Chương Trình Sa Mạc; Danh Sách Ban Điều Hành, Huấn Luyện Viên; Lịch Giảng Khóa). Đồng thời tổ chức họp Ban Điều Hành Sa Mạc với sự hiện diện của Lm. Tuyên uý Liên đoàn hoặc Liên đoàn  trưởng hoặc Liên đoàn phó Nghiên huấn.
4. Liên Đoàn Phó Nghiên Huấn chịu trách nhiệm về tính nghiêm túc của Các Sa mạc Huấn Luyện.
5. Sau khi có kết quả Sa mạc, gửi Báo Cáo Tổng Kết về Ban Nghiên Huấn Liên Đoàn. Gồm: Bản Phúc Trình: Tên Sa Mạc, Địa điểm, Thời gian, Ban Điều Hành, Số Sa Mạc Sinh thực sự tham dự, Tình hình chung Sa mạc (ưu, khuyết điểm, đề nghị).
Một Bảng Tổng Kết Điểm có phân hạng.
Một Danh Sách Đề Nghị Công Nhận Trúng Tuyển do Sa Mạc Trưởng Ký (đề: Kính gửi cha Tuyên Úy Liên Đoàn).
II.- TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU HÀNH
1.- Linh mục tuyên úy:
Hướng dẫn tinh thần sa mạc ngang qua các sinh hoạt thiêng liêng, đạo đức trong Sa mạc như: Chủ sự các Thánh Lễ, Chủ sự giờ Thánh Thể, Giải tội, và mời các Linh mục giải tội khi có đông sa mạc sinh
2.- Sa mạc trưởng:
Tổ chức và điều hành tổng quát Sa mạc: Soạn, sắp xếp chương trình sinh hoạt và huấn luyện. Mời và xếp giờ cho các HLV. Bổ nhiệm các Tiểu Ban trong Sa Mạc
Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi việc điều hành và huấn luyện. Chủ tọa các buổi họp của Sa mạc, là người quyết định các vấn đề của sa mạc.
Ra đề và chấm bài tiền Sa mạc, Bài Thu Hoạch, Bài Hậu Sa Mạc. Trình kết quả Sa Mạc lên Ban Nghiên Huấn Liên Đoàn.
3.- Sa mạc phó:
Trực tiếp điều động, chi tiết và cụ thể các Tiểu Ban thông qua các Trưởng Tiểu Ban. Sắp xếp chương trình, thời khoá biểu, giải quyết các tình huống trong sa mạc. Hỗ trợ việc dậy khóa khi cần
Cùng với Sa mạc trưởng phụ trách Bài Tiền và Hậu Sa mạc. Thay thế khi Sa mạc trưởng vắng mặt
4.- Tiểu ban trực nhật, kỷ luật, thi đua
Giữ giờ, điều khiển các nghi thức: Nghiêm tập; chào Cờ, khai mạc, bế mạc. Phối hợp với các tiểu ban khác trong các công tác có liên quan. Kiểm soát và đưa ra các giải pháp về kỷ luật, vệ sinh, tinh thần học tập
Thực hiện và thu Bảng Lượng giá đội, báo điểm thi đua hàng ngày cho Sa mạc phó kịp tổng kết truớc giờ Họp Đội Trưởng mỗi tối. Chia phiên đội trực điều hành, cung cấp đội trực quản lý cho Tiểu Ban Quản Lý.
5.- Tiểu ban hành chánh:
Sát cánh với sa mạc phó, lập thủ thục Sa mạc (Phát, thu đơn ghi danh vào sa mạc. Lập danh sách, bảng tên, sổ khóa. Chuyển Sa Mạc Phí cho Ban Quản Lý
Tiếp Huấn luyện viên và khách của Sa mạc. Chuẩn bị huấn cụ nếu có yêu và có thời gian
Phối kiểm, tổng hợp các sự kiện trong sa mạc do các tiểu ban chuyển. Hoàn tất và chuyển giao hồ sơ cho sa mạc phó chậm nhất là 1 tuần sau Sa mạc.
6.- Tiểu ban phụng vụÏ:
Tổ chức và điều hành các giờ phụng vụ với sự chỉ đạo của Linh mục Tuyên Úy. Gồm: Thánh lễ, giờ Thánh Thể, Lãnh nhận Lời Chúa. Soạn, in các tài liệu liên quan phụng vụ.
7.- Tiểu ban quản lýÙ:
Cung ứng dụng cụ Sa Mạc: trang thiết bị điều hành, lều, cổng, củi, dầu, nến…. Chăm lo đời sống cho Sa mạc: cơm, nước và theo dõi tình hình ẩm thực từng bữa nhằm cải thiện hoặc góp ý với nhà bếp nếu xét thấy cần
Chuẩn bị nước tiếp khách, ban điều hành, tổng kết tài chánh và vật tư báo cáo cho sa mạc phó.
8.- Tiểu ban y tế:
Chuẩn bị thuốc và dụng cụ cứu thương cơ bản để chữa hoặc cấp cứu khi cần. Nắm vững số điện thoại gọi khẩn cấp, địa chỉ bệnh viện gần nhất.
Chăm sóc sức khỏe Sa mạc Sinh: Quan sát tình hinh vệ sinh chung, ẩm thực, chỗ ăn, ngủ của sa mạc sinh để có giải pháp thich ứng
9.- Tiểu ban sinh hoạt:
Phối hợp với ban Trực Nhật lo sinh hoạt giữa giờ, sinh hoạt chung, tổ chức Lửa Thiêng Thánh Thể, Hành Trình Sa Mạc
10.- Tiểu ban kỹ thuật:
Thực hiện các công tác kỹ thuật như: Cổng, lều Thánh Thể, hàng rào, lều điều hành… Hướng dẫn kỹ thuật lều trại cho sa mạc sinh
Chuẩn bị âm thanh, ánh sáng phục vụ các sinh hoạt như Thánh Lễ, Giờ Thánh Thể, Lửa Thiêng, giảng khóa, sinh hoạt…
III.- NHỮNG LƯU Ý CẦN THIẾT KHI TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU HÀNH SA MẠC HUẤN LUYỆN.
1. Nghiêm, nhưng không gắt gỏng. Tránh xúc phạm sa mạc sinh. Thân ái, nhưng không lơi lỏng kỷ luật. Không đùa cợt và đối xử riêng với Sa mạc sinh (quen biết, khác phái,...).
2. Điều hành sa mạc sinh thông qua Trưởng trực và Đội trưởng. Các Trưởng không có nhiệm vụ, không tự tiện vào khu vực ăn, ở, ngủ nghỉ của sa mạc sinh
3. Trưởng trực sắp xếp chương trình sẵn trước, tránh tập họp Đội Trưởng nhiều lần lặt vặt, trừ trường hợp đặc biệt hoặc khẩn cấp.
4. Ban Điều Hành luôn vui tươi, nhưng không quá lố không tỏ ra uể oải, nằm ngả nghiêng nơi làm việc. Giữ gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh nơi làm việc. Lịch sự, thân ái trong ngôn ngữ khi giao tiếp hoặc thảo luận với nhau.
5. Các trưởng không tranh luận khi có mặt sa mạc sinh, không phê bình Huấn luyện viên với sa mạc sinh.
6. Ban Điều Hành và Huấn Luyện Viên cần được bồi dưỡng để duy trì hiệu năng làm việc, nhưng cần vừa đủ và tiết kiệm. Không xử dụng quỹ chung vào những sở thích cá nhân (Thuốc lá, bia,..)
7. Hành Chánh của Sa Mạc là cần thiết, nhưng đừng quá rườm rà, lãng phí.
IV.- VỀ HUẤN LUYỆN và HUẤN LUYỆN VIÊN:
1. Chương Trình Sa mạc không quá lỏng, cũng đừng quá chặt chẽ, vì Sa Mạc huấn luyện là nơi rèn luyện và giáo dục chứ không phải trại du ngoạn, càng không phải trại cải tạo.
2. Nội Dung Huấn Luyện: có Cẩm Nang Huấn Luyện Huynh Trưởng. Không ai được tự ý thay đổi hay thêm bớt theo ý riêng. Khi cần thì trao đổi với Linh Mục Tuyên Úy Liên Đoàn. Vì tự trọng và tôn trọng Sa mạc sinh, Huấn Luyện Viên chỉ lên bài khi đã soạn bài kỹ lưỡng.
3. Ban Điều Hành và Huấn Luyện Viên cố gắng hiện diện với Sa Mạc Sinh trong các giờ thiêng liêng: Giờ Thánh Thể, Thánh Lễ, Lãnh Nhận Lời Chúa,...
V.- VỀ NGHI THỨC
1. Sa Mạc Huấn Luyện là mẫu mực cho các sinh hoạt nhất là trong các nghi thức: Chào cờ, khai mạc, bế mạc, nghiêm tập, Lửa thiêng… xin theo đúng Nghi Thức Phong trào.
2. Mọi nghi vấn hoặc thích nghi về nghi thức trong Sa mạc do Sa mạc trưởng hoặc Sa mạc phó giải quyết, nhưng chỉ có hiệu lực trong Sa mạc đó mà thôi và không được kể là tập tục nếu không được Ban Nghiên Huấn Liên Đoàn chấp thuận. Nếu có ý kiến: thêm, bớt, thay đổi, xin ghi nhận và đề nghị sau. Không tự ý thay đổi.
4. Không sáng tác các nghi thức mới hoặc thay thế nghi thức truyền thống khi không cần thiết, nhất là khi nghi thức đó đã được quy định rõ ràng trong Nghi Thức của Liên Đoàn.
5. Trưởng Trực xem lại nghi thức cách kỹ lưỡng trước khi thực hiện.
VI.- HUẤN LUYỆN THƯỜNG XUYÊN VÀ BỔ TÚC CHO HUYNH TRƯỞNG ĐOÀN
Vào sa mạc là phương pháp huấn luyện đặc biệt của Phong Trào TNTT, Sa mạc Huấn Luyện là thời gian tập trung cao điểm của việc huấn luyện trong thời gian nhất định là:
- Cấp I: Ba ngày hai đêm tại sa mạc
- Cấp II: Hai đợt, mỗi đợt ba ngày hai đêm tại sa mạc
- Cấp III: Ba đợt. Đợt 1: ba ngày hai đêm; đợt hai và ba: hai ngày một đêm tại sa mạc.
Với nội dung và thời gian có hạn, do đó, việc huấn luyện tại sa mạc chỉ có thể đáp ứng nhu cầu kiểm tra, thực hành kiến thức cũ và học thêm những kiến thức và kỹ năng mới nhất định. Chủ yếu là thời gian Linh thao để gắn bó với Chúa Giêsu Thánh Thể và gắn bó với nhau, những người cùng lý tưởng; đồng thời xác tín sứ mệnh giáo dục của mình cho các em Thiếu nhi.
Các đợt sa mạc, không đủ để biến chúng ta thành những huynh trưởng lành nghề. Muốn lành nghề, trưởng cần phải kiên trì học tập, “hành nghề” lâu dài và thường xuyên. Do đó, đoàn trưởng có nhiệm vụ tổ chức huấn luyên bồi dưỡng thường xuyên cho các huynh trưởng của đoàn mình.
Để huấn luyện bồi dưỡng cho huynh trưởng trong đoàn, không buộc phải theo nội dung cố định, cũng không cần tổ chức quy mô như sa mạc huấn luyện, nhưng đoàn trưởng phải xem xét và bàn với cha Tuyên úy để biết nhu cầu thực tế của các trưởng, của đoàn đề xác định nội dung cần huấn luyện. Thiếu mặt nào dạy thêm mặt đó. Thông thường xứ đoàn không đủ người để huấn luyện các môn theo yêu cầu, đoàn trưởng có thể “cầu cứu” Hiệp đoàn, Liên đoàn, hoặc nhờ các đoàn bạn trợ giúp. Đây cũng là cách giao lưu và trao đổi tài năng.

THẢO LUẬN XÂY DỰNG BÀI
Giả thiết bạn là Sa mạc phó, hãy lập chương trình huấn luyện, thực hiện thủ tục xin mở sa mạc huấn luyện cấp I cho hiệp đoàn: lên kế hoạch tổ chức, điều hành, Soạn chương trình, nội dung huấn luyện, phân công huấn luyện và mời huấn luyện viên, kết thúc sa mạc huấn luyện, báo cáo kết quả.