trật tự - phương pháp - tổ chức -
óc sáng suốt -
trí phán đoán - sáng kiến
trí phán đoán - sáng kiến
I. TRẬT TỰ
1. Ý niệm
tổng quát:
Trật tự là xếp đặt mọi vật vào một chỗ riêng, mọi việc vào một
thời nhất định.
Tóm lại: Trật tự là “việc nào giờ ấy, vật nào chỗ ấy”
Có ba loại trật
tự:
- vật
dụng
- giờ
giấc
- sinh
hoạt
2. Trật tự
trong vật dụng:
“Mỗi vật phải có một chỗvà vật
nào chỗ ấy”
Các vật thường dùng, ta phải dành cho mỗi món một chỗ: Có tủ
đựng thuốc men, có tủ để quần áo, có kệ cho sách, có thùng cất búa kềm....
- Khi sử
dụng xong một món nào, phải trả ngay về chỗ của nó.
- Giấy
tờ, tài liệu sắp xếp cho gọn gàng, ngăn nắp theo từng loại, để khi cần dùng đến
là ta có sẵn ngay dưới tay, không phải mất giờ tìm kiếm.
3. Trật tự
về giờ giấc
“Mỗi việc được qui vào một giờ, và giờ nào việc ấy”
a. Có bảng thời
dụng biểu hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng.
b. Thời dụng biểu phải:
- Liên
tục không để cách quãng.
- Hài hòa
với chương trình chung.
- Tỉ mỉ,
chính xác cho từng hoạt động trong ngày...
- Uyển
chuyển dung hòa với những tình huống khó khăn.
4. Trật tự
trong sinh hoạt:
- Sinh
hoạt của ta có thể phân chia thành nhiều loại: tôn giáo, văn hóa, chính trị,
lao động, giải trí v v...
- Trật tự
trong sinh hoạt là chi phối lượng thời gian, công sức, tiền bạc v v.... cho hợp
lý.
- Việc
nào giờ đó và chỉ trong giờ đó mà thôi.
- Đừng để
qua ngày mai những gì mình có thể làm trong ngày hôm nay.
- Cương
quyết làm đến xong những gì mình đã xếp đặt trong chương trình, trừ khi có
những trở ngại bất ngờ ngoài ý muốn. Phải diệt trừ tật xấu là hay thay đổi ý
định luôn.
- Làm
ngay việc khó trước hết “thường ai cũng chỉ muốn làm việc dễ, gặp
việc hơi khó thì bỏ đó hoài, thành thử công việc cứ xếp đống ở trên bàn, chẳng
những hóa bê trễ mà còn sinh lo lắng, quạu quọ nữa, vì sáng nào tới hãng cũng
trông thấy những giấy tờ nằm chình ình đó, nhắc nhở, không cho ta nghỉ ngơi,
thư thái tâm hồn” (Nguyễn Hiến Lê).
- Đừng
làm việc gì cũng tự làm lấy: phải biết lựa người cộng sự và để họ tự do vận
dụng sáng kiến trong tinh thần trách nhiệm.
II. LÀM VIỆC CÓ PHƯƠNG PHÁP
1. Phương pháp là gì?
là khuôn phép, lề lối, qui củ, giúp ta
làm việc mau tiến bộ và đạt được thành qủa khả quan. Có nhiều thứ phương pháp,
như:
- Phương
pháp phân tích (chia nhỏ vấn đề ra mà giải quyết).
- Phương
pháp tổng hợp (kết hợp nhiều phương pháp để giải quyết một vấn đề).
- Phương
pháp qui nạp (đưa ra nguyên tắc từ nhiều sự kiện).
- Phương
pháp suy diễn (đi từ lẽ chung ra lẽ riêng).
- Phương
pháp thực nghiệm (đạt tới kết quả bằng những thí nghiệm cụ thể), v.v...
1. Sự cần thiết và lợi ích của phương pháp:
Phương pháp là điều kiện tối cần giúp
chúng ta thu hoạch được kết quả cao nhất với ít công sức và thời giờ phải bỏ ra
cho công việc đónhất, như triết gia Descartes quả quyết: “Nếu luôn theo
đúng đường, thì những người đi rất chậm sẽ tiến xa hơn những kẻ chạy mà đi
trệch đường”.
2. Bốn qui tắc thuộc phương pháp suy luận của
Descartes:
a. Qui tắc hiển
nhiên: chỉ được coi là hiển nhiên những gì ta quan niệm một cách rõ ràng và
phân minh.
b. Qui tắc phân
tích: gặp một khó khăn, ta phải chia nó ra thành nhiều phần hết sức và tuỳ sự
có thể để rồi giải quyết dần dần những phần dễ hơn, nhân đó sẽ nhìn ra cách
giải quyết những phần còn lại.
c. Qui tắc trật
tự: đi từ cái biết rõ tới cái chưa biết rõ, từ cái đơn sơ tới cái phức
tạp.
d. Qui tắc kiểm kê
và nhìn tổng quát: soạn lại cái gì mình đã phân tích và nhìn tổng quát để
chắc chắn rằng mình không quên sót điều nào.
4. Lợi hại của việc dùng phương pháp:
- Người
làm việc không phương pháp, thì phó mặc may rủi, may nhờ rủi chịu, nên thất bại
là chắc chắn, còn kết quả là mỏng manh.
- Trái
lại khi một người thấu triệt lợi ích và ý nghĩa của phương pháp, buộc mình phải
theo phương pháp, và bất cứ làm việc nào họ cũng tìm ra phương pháp, nhờ vậy
hoạt động của họ theo đúng khuôn phép và thu hoạch được nhiều thành công tốt
đẹp.
III. ÓC TỔ CHỨC
1. Định nghĩa:
- Theo
nghĩa chữ, tổ chức là ghép lại, xỏ xâu lại, theo nghĩa bóng, tổ chức là xếp đặt
cho có thể thức, trật tự , nề nếp.
- Nói
cách khác, tổ chức là xếp đặt công việc sao cho đỡ tốn nhân công, tài lực, thời
gian mà vẫn thu được thành quả mong muốn.
- Óc tổ
chức cần cho mọi việc từ bé đến lớn, việc tư đến việc công , trong mọi lãnh vực
của xã hội.
2 Hai lối tổ chức:
a. Tổ chức theo kinh nghiệm:
Là xếp đặc công việc dựa trên sự phỏng chừng và những thành bại trong công việc
của quá khứ. Kết quả tuy đúng nhưng thiếu tinh mật và không thể áp dụng cho
những công việc lớn lao hơn, hoặc những công việc tương tự như thế .
b. Tổ chức theo khoa học:
Là xếp đặt công việc theo những phương pháp hợp lý để đạt tới
cùng một kết quả mà mất ít nhất về thời gian, nhân lực và tài lực.
3. Phương pháp tổ chức:
Tổ chức công việc theo khoa học gồm có sáu khâu:
a. Chuẩn
bị:
Là xem ta định làm công việc gì, cần những điều kiện nào đê hoàn
tất công việc đó. Óc thực tế là rất quan trọng trong khâu chuẩn bị này để ta
khỏi chuốc lấy thất bại do thiếu những điều kiện thiết yếu cho công việc, và
cũng không quá tốn kém bởi những món không cần thiết.
b. Phân công:
Đừng ôm đồm làm lấy tất cả mọi việc một mình, vì sức người có
hạn. Loại chỉ huy ôm đồm như vậy nhất định sẽ thất bại, vì không làm tốt tất
cả, cũng như không thể làm tất cả mà tốt được.
Phải biết phân chia công việc cho đồng sự, phân công là cả một
nghệ thuật mà người chỉ huy cần phải tìm hiểu và học hỏi luôn để trao công việc
cho mỗi người hợp với khả năng và sở thích của họ.
c. Kiểm soát:
- là xem
cho biết chương trình có được thực hiện đúng như đã hoạch định không?
- Là phát
hiện những yếu tố tích cực để kịp thời khích lệ hoặc tận dụng trong mỗi công
việc.
- Là tìm
kiếm những khuyết điểm trong quá trình thực hiện công việc để kịp thời sửa sai
hoặc chấn chỉnh lại.
- Là biết
đến những tình huống khác nhau thường xẩy đến trong khi công việc được tiến
hành để ứng phó hợp thời và hợp lý .
+ Phải kiểm soát thế nào cho hiệu? Phải có kiểm soát
thường xuyên và kiểm soát bất ngờ.
+ Phải kiểm soát về những gì? Tuỳ công việc, nhưng thường
thì phải kiểm soát về nhân viên, công tác, thời giờ và dụng của v .v..
d. Phối trí:
Là khâu quan trọng nhất trong việc tổ chức: phối hợp các yếu tố
hoạt động với nhau, để tạo nên sự đồng bộ trong công việc, để mỗi các yếu tố
làm việc có được sự cộng hưởng thuận với nhau dồn về một thành công chung.
Muốn cho được việc, phải có kế hoạch biểu ghi rõ ai làm việc gì,
bao nhiêu người làm, làm bao lâu, cần những phương tiện gì cho mỗi công đoạn
v..v..
e. Hệ thống hóa:
Là xếp đặt các chức vụ và nhâ viên trong
khuôn khổ kỷ luật nhằm phục vụ cách đắc lực các nhân viên và đoàn thể.
Nhờ hệ thống hóa, các khả năng được đặt trong vòng trật tự, được
chi phối cách hợp lý và nghiêm minh. Hơn nữa, việc giám thị trực tiếp của
thượng cấp bớt nặng nề, vì thế mỗi người trong nguồng máy nhân viên đều biết rõ
trách vụ của mình phải chu toàn. Trong trường hợp người thủ lãnh vắng mặt đột
xuất, guồng máy hoạt động chung vẫn có thể làmviệc bình thường.
Không hệ thống hóa, các khả năng hoạt động không những rời rạc,
không ăn khớp, mà lắm khi đụng chạm nhau hoặc dẫm chân lên nhau làm giảm năng
suất cá nhân và ích lợi cuả cả tập thể.
f. Chỉ huy:
Bất cứ một tổ chức nào cũng cần phải có
người cầm đầu. Người chỉ huy là người hướng dẫn và thúc đẩy công việc đạt tới
thành công.
Muốn được như thế, người chỉ huy cần
phải là:
- Người
trí: thông minh, nhìn xa trông rộng.
- Người
chí: cương dũng đi đến mục đích.
- Người đắc
nhân tâm: Tạo được sự mến phục nơi thuộc viên.
IV. ÓC SÁNG SUỐT
1. Thế nào là sáng suốt?
Sáng suốt là nhận xét hoàn toàn khách
quan đâu là thực, đâu là giả, đâu là phải, đâu là trái, việc nào nên làm, việc
nào phải tránh.
2. Làm thế nào để có óc sáng suốt?
Muốn lập cho mình có óc sáng suốt, ta phải tập tính biết tiên
liệu và óc thức tế.
3. Tiên liệu là gì?
- Là nhìn
thấy trước công việc ta đang làm cần phải có những gì để chuẩn bị sẵn sàng, có
thể gặp những trở ngạinào để đối phó, chứ không phải đợi nước đến chân rồi mới
nhảy thì nhiều khi không kịp.
- Là
không quá ỷ lại vào khả năng thích ứng của mình, vào một sự thuận lợi nào đó mà
ơ hờ không định liệu trước.
4. Làm sao để tập tính tiên liệu?
Ta phải quyết tâm:
- Biết rõ
ràng công việc mình sắp làm, rồi mới bắt tay vào việc.
- Phải
nhìn trước khi nhảy.
- Phải
điều tra trước khi đầu tư.
“ Người không lo xa ắt có buồn
gần”
5. Người thực tế là người thế nào?
- Là
người nhận biết người, biết mình với tất cả những khả năng và giới hạn; can
đoản nhận thực chân tướng của mình với những ưu điểm cũng như khuyết điểm.
- Là
người biết nhìn tổng quát toàn thể , với tất cả thuận lợi cũng như bất lợi, và
không để mình bị thôi miên vì mốt tiểu tiết nào đó mà quên mất cái toàn thể.
6. Óc thực tế cần thiết như thế nào?
Óc thực tế giúp ta có sự nhận biết
chính xác về công việc phải làm, những thuận lợi phải tận dụng, cũng như khó
khăn phải xử lý để có được những cách xử thế hợp tình hợp cảnh, và đạt được mục
tiêu một cách mau chóng và chắc chắn hơn; chứ không chỉ giải quyết công việc
theo những tưởng tượng hão huyền và những lý luận viễn vong xa vời.
7. Cách tập luyện óc thực tế:
- Trước
hết phải tập luyện để thâm nhập trong mình điều căn bản cuả óc thực tế là “thấy
rõ, thấy đúng, thấy xa”. Trong khi nhận định vấn đề.
- Trong
mọi việc, phải chú trọng đến phần thực hành, vì hiểu biết lý thuyết mà chưa
thực hành là học chưa đến nơi đến chốn vậy.
- Phải
biết “dùng cái không tránh được mà tạo ra cái hữu dụng”(Tallyrand)
- Óc thực
tế chân chính bao giờ cũng phải được chuẩn bị bởi suy gẫm chín mùi, bởi nghiên
cứu tỉ mỉ.
V. TRÍ PHÁN ĐOÁN
1. Ý niệm
Phán đoán là lượng giá để biết hoặc tốt, hoặc
xấu, hoặc hơn hoặc kém, hoặc phải hoặc trái về một người hay một biến cố, sự
việc đó.
2. Vai trò quan trọng của phán đoán:
Phán đoán đóng một vai trò quan trọng
trong cuộc sống hằng ngày, giúp ta khám phá được chân lý, nhận biết đâu là thực
giả.
3. Bí quyết luyện óc phán đoán:
Một óc phán đoán tốt cần phải có bốn
yếu tố sau:
a. Tinh thần khách quan:
Phải
“phán đoán bằng óc chứ không phải bằng tim” nghĩa là phải vận dụng lý
trí phán đoán, và giảm thiểu tối đa ảnh hưởng cuả tình cảm (vui, buồn,
yêu, ghét...) trên sự phán đoán cuả ta.
b. Biết nghi ngờ chính mình:
Phải
tập tin rằng mình có thể sai lầm để tránh được thói chủ quan, là thói xấu rất
có hại đến óc phán đoán cuả ta. Cổ nhân có nói”càng học càng thấy mình ngu”,
còn Nguyễn Hiến Lê thì nói: “ Tôi có thể nói: Người nào không gờ mình
sai , lại khoe rằng mình học rộng là người đó ít học. Người nào được người khác
chì cho thấy mình sai mà không chịu nhận thì càng ít học hơn nữa”.
c. Không thành kiến:
Thành
kiến là một thứ tin thường ngây thơ vì tin mà không có chứng cớ đích thực, dầu
vậy, cả những bật tài trí cũng vấn có thể mắc phải.
d. Không quyết
đoán khi chưa đủ chứng cứ, tài liệu.
VI. ÓC SÁNG KIẾN
1. Ý niệm:
Sáng kiến là ý tưởng mới lạ do mình nghĩ ra,
không bắt chước ai hết. Hiểu theo nghĩa rộng, sáng kiến là sự tìm tòi ra những
cái mới trong mỗi một công việc, mỗi một công thức làm việc, cách xử dụng một
dụng cụ, sao cho hay hơn, tiện lợi hơn v ...v..
2. Cơ sở của óc sáng kiến:
Óc sáng kiến hoạt động dựa trên trí thông
minh, óc quan sát, kinh nghiệm và sự cố công nghiên cứu.
3. Những nguyên nhân làm bế tắc óc sáng kiến.
a. Lối học “gạo”, chỉ lo rèn luyện trí nhớ mà ít lo sáng taọ: mở
mang óc quan sát, trí tưởng tượng, óc phê bình và trí phán đoán.
b. Giáo dục theo kiểu “gia trưởng” nhất nhất mỗi cái đều
phải làm theo đúng ý cấp trên trong từng chi tiết nhỏ nhặt nhất. Làm cho người
trẻ phải mổi làm mỗi hỏi, không dám tự mình làm một việc gì dù là nhỏ nhặt.
4. Cách sáng huy sáng kiện:
Muốn pháp huy sáng kiến, ta phải:
- Tự tin, đừng mỗi việc khó mỗi hỏi, nhưng phải tự giải
quyết bằng cách đọc sách báo, học hỏi kinh nghiệm.
- Lưu tâm đến công việc của mình.
- Thu thập những kiến thức về khoa học làm nền tảng cho
những sáng kiến của mình.
- Học tập quan sát, trau dồi kỹ thuật.
- Rút từ kinh nghiệm của người khác những cái hay, cái
mới.
- Theo dõi những tiến bộ mới để cải thiện sinh hoạt.