chính trực - công bằng - tuân phục
I CHÍNH TRỰC
1. Ý
nghĩa:
- Chính trực là ban phát lời ngợi khen và lời khiển trách, quyền lợi và án phạt
một cách nghiêm minh.
- Chính trực là không tư vị và không để tình cảm lấn áp.
- Chính trực là không hứa hẹn điều gì mà mình không làm được.
- Chính trực là biết thành thật nhận lỗi lầm của mình và không tìm cách đổ lỗi
cho người khách.
Tóm lại: Chính
trực là nghiêm minh, không thiên vị, tín trung, thành thật. Trong bài này,
chúng ta sẽ khảo sát về chính trực xét như đức tính không thiên vị, là đức tính
rất cần thiết của người lãnh đạo để có thể hướng dẫn, quản trị nghiêm minh.
2. Tại sao người ta không thực hành chính trực được?
a. Nguyên nhân nội tại: Bị những tình cảm chi phối con người của họ, như yêu,
ghét, vui, buồn, tức giận, sợ hãi...
b. Nguyên nhân ngoại giới: bị những áp lực bất chính bên ngoài chi phối quyết
định, bằng đe doạ, quyến rũ....
3.
Bí quyết để thực hành đức tính chính trực:
- Nghe theo lương tâm ngay thẳng .
- Sống đức tin: nhìn con người, sự vật và các biến cố với cái nhìn của
Đức kitô.
II. CÔNG BẰNG:
1. Định nghĩa:
Công bằng là trả lại cho mọi người những gì là của họ. Có ba
loại công bằng:
- Công bằng giao hoán đối với
từng phần tử của xã hội,giúp mỗi người trả cho người khác những gì kẻ ấy có
quyền đòi hỏi.
- Công bằng pháp lý đối với chính
cộng đoàn xã hội, khiến mọi cá nhân hoạt động theo những đòi hỏi của ích chung,
- Công bằng phân phối của xả hội
đối với mỗi phần từ của cộng đoàn, thúc đẩy sã hội phần chia nhiệm vụ cũng như
quyền lợi giữa những phần từ của cộng đoàn một cách chính đáng.
2. Nghĩa vụ bại trừ tệ đoan tham ô, lãng phí:
a. Thế nào là tham ô?
Tham ô ăn cắp của công làm của tư, lợi dụng của chung làm của riêng cho địa
phương, cho đoàn thể mình, hoặc cho chính mình.
b. Thế nào là lãng phí?
Lãng phí có nhiều cách, hoặc là lãng phí thời gian như đã nói trong bài trước,
đây chỉ nói đến lãng phí của công. Lãng phí của công là:
- Sử
dụng nguyên vật liệu một cách phí phạm, quá mức cần thiết.
- Không
bảo quản đồ vật đúng quy định để hư hỏng, hao hụt.
- Không
khéo tính toán sắp xếp sao cho có lợi nhất trong việc chung.
III ĐỨC TUÂN PHỤC
1. Ý niệm:
Tuân phục là đức
tính khiến ta bỏ ý riêng ta để theo ý muốn của cấp trên, vì ngài là đại diện
của Thiên Chúa.
2. Tại sao chúng ta phải vâng phục Thiên
Chúa?
Có ba lý do khiến ta có bổn phận phải vâng
phục thiên Chúa.
- Là
thụ tạo, con người phải tuân phục Thiên Chúa là Chủ tể tối cao của mình.
- Là
con cái, con người phải thảo hiếu vâng lờiThiên Chúa là Cha mình.
- Là con dân Nước Trời, con
người phải tuân phục Thiên Chúa là Đấng giải thoát mình.
3. Những ai là đại diện của thiên
Chúa?
- Về
tôn giáo, đó là các vị trong hàng giáo phẩm.
- Về
chính trị, đó là những vị trong chính quyền.
- Về
gia đình, đó là ông bà, cha mẹ, anh chị...
4. Thực hành đức tuân phục:
Có ba chiều kích tuân
phục
a. Chiều cao (tính cách siêu nhiên):
Lý do buộc ta vâng phục không phải là do tư cách, tài năng của người trên, mà
vì cấp trên là đại diện của Chúa,”Chẳng có quyền nào không bởi Chúa và những
chức vụ hiện hữu là do Thiên Chúa thiết định” (Rm 12,1). Đó là sự vâng phục của
thánh Giuse khi vâng lệnh hoàng đế César Auguste: về Bêlem để tiến hành kiểm
tra dân số.
b. Chiều dài (tính cách phổ cập):
Đức vâng phục dậy ta phải vâng phục trong tất cả mọi đều bề trên truyền dạy,
như Đức Kitô đã vâng lời cho đến chết và đã chết trên thập giá.
c. Chiều rộng (tính cách tinh tuyền):
Thực thi cách nhanh chóng, vui tươi và đúng ý cấp trên, “xem một tâm hồn vui vẻ
và nhanh nhẹn vâng phục chừng nào, con đoán được tâm hồn thánh thiện chừng ấy”
(Đường hy vọng): Thánh Giuse đã nhanh nhẹn thực hiện mệnh lệnh của thiên thần
truyền: đang nữa đêm, ông chỗi dậy đưa con trẻ và mẹ Người trốn sang Ai cập.