DẪN NHẬP
Chỉ dẫn dành cho giáo lý viên là tập tài liệu định hướng ơn gọi giáo lý viên, việc huấn luyện và thăng tiến giáo lý viên trong các xứ truyền giáo trực thuộc Bộ Rao giảng Phúc Âm cho các dân tộc.
Kính thưa quý đọc giả,
Ngày 16.6.1992, Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II đã chuẩn nhận tập CHỈ DẪN DÀNH CHO CÁC GIÁO LÝ VIÊN, do Bộ Rao giảng Phúc Âm cho các dân tộc biên soạn.
Đây là một tài liệu định hướng ơn gọi, việc huấn luyện và thăng tiến giáo lý viên trong các xứ truyền giáo trực thuộc Bộ Rao giảng Phúc Âm cho các dân tộc.
Trang web giaolyductin hân hạnh giới thiệu tập tài liệu này trong nhiều kỳ. Kính mời bạn đọc theo dõi.
WGLĐT
LỜI GIỚI THIỆU CỦA ĐỨC HỒNG Y JOZEF TOMKO,
BỘ TRƯỞNG BỘ RAO GIẢNG PHÚC ÂM CHO CÁC DÂN TỘC
Chỉ dẫn dành cho giáo lý viên là tập tài liệu định hướng ơn gọi giáo lý viên, việc huấn luyện và thăng tiến giáo lý viên trong các xứ truyền giáo trực thuộc Bộ Rao giảng Phúc Âm cho các dân tộc.
Kính thưa quý đọc giả,
Ngày 16.6.1992, Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II đã chuẩn nhận tập CHỈ DẪN DÀNH CHO CÁC GIÁO LÝ VIÊN, do Bộ Rao giảng Phúc Âm cho các dân tộc biên soạn.
Đây là một tài liệu định hướng ơn gọi, việc huấn luyện và thăng tiến giáo lý viên trong các xứ truyền giáo trực thuộc Bộ Rao giảng Phúc Âm cho các dân tộc.
Trang web giaolyductin hân hạnh giới thiệu tập tài liệu này trong nhiều kỳ. Kính mời bạn đọc theo dõi.
WGLĐT
LỜI GIỚI THIỆU CỦA ĐỨC HỒNG Y JOZEF TOMKO,
BỘ TRƯỞNG BỘ RAO GIẢNG PHÚC ÂM CHO CÁC DÂN TỘC
Kính thưa Quý Anh Em trong Giám mục đoàn,
cùng quý Linh mục
và Giáo lý viên thân mến,
Trong giai đoạn lịch sử hết sức
nhạy bén và thuận lợi này, vì nhiều lý do, nhờ ảnh hưởng của sứ điệp
Kitô giáo, Bộ Rao Giảng Phúc Âm cho các Dân tộc đặc biệt quan tâm đến
một vài hạng người giữ vai trò quyết định đối với hoạt động truyền giáo:
Quả vậy, sau khi duyệt xét việc huấn luyện trong các đại chủng viện
(1986), khảo sát đời sống và sứ vụ các linh mục (1989), Bộ quan tâm đến
các giáo lý viên giáo dân, trong Hội nghị Khoáng đại vào tháng 4 năm
1992.
Các giáo lý viên luôn góp phần
quan trọng trong công cuộc rao giảng Phúc âm của Hội thánh tại thế. Ngày
nay, họ vẫn được xem là những “người rao giảng Phúc Âm không thể thay
thế được như thông điệp Redemptoris Missio (Sứ vụ Đấng Cứu Độ) đã quả
quyết. Trong sứ điệp gửi cho Hội nghị Khoáng đại của chúng ta, Đức Thánh
Cha đã xác định vai trò đặc biệt của giáo lý viên: “Qua các cuộc thăm
viếng mục vụ, cá nhân tôi nhận thấy các giáo lý viên, nhất là trong các
xứ truyền giáo, mang lại một sự giúp đỡ đặc biệt và hết sức cần thiết
cho việc phát triển đức tin và Hội Thánh” (AG 17).
Bô Rao giảng Phúc Âm cho các Dân
tộc chân nhận rằng giáo lý viên giáo dân rõ ràng là một vấn đề có tính
cách thời sự. Dưới sự hướng dẫn của các linh mục, họ tiếp tục loan báo
“tin mừng” một cách chân thành, cho những anh em thuộc các tôn giáo
khác, chuẩn bị cho những người này lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy để gia
nhập cộng đoàn Hội Thánh. Nhờ việc dạy giáo lý, chuẩn bị lãnh nhận các
bí tích, hướng dẫn cầu nguyện và thực thi bác ái, giáo lý viên giúp các
tín hữu tăng thêm nhiệt thành trong đời sống kitô hữu. Nơi đâu thiếu
linh mục, giáo lý viên đảm nhận luôn việc hướng dẫn mục vụ các cộng đoàn
nhỏ ở xa Trung Tâm. Thông thường, họ được mời gọi chứng tỏ lòng trung
thành qua việc chịu đựng những thử thách gian nan và những thiếu thốn
nghiệt ngã. Lịch sử rao giảng Phúc Âm trước kia và gần đây xác nhận họ
gắn bó đến độ hiến cả mạng sống. Quả thật, họ là niềm tự hào của Hội
Thánh truyền giáo.
Tập Chỉ Dẫn dành cho Giáo lý
viên, kết quả của Hội nghị Khoáng đại vừa qua, cho thấy Bộ quan tâm đến
“đội ngũ tông đồ giáo dân rất đáng khen ngợi này”.
Tập Chỉ Dẫn chứa đụng một nội
dung phong phú và được sắp xếp để bàn đến những khía cạnh khác nhau: từ
căn tính của giáo lý viên, việc tuyển chọn, huấn luyện và linh đạo của
họ, cho đến các nhiệm vụ tông đồ căn bản và tình hình kinh tế.
Với nhiều hy vọng, tôi ủy thác
tập Chỉ Dẫn này cho các giám mục, linh mục và cho chính các giáo lý
viên, mời gọi tất cả nghiên cứu cẩn thận và thực thi các chỉ dẫn được đề
ra. Đặc biệt, tôi yêu cầu các Trung Tâm hay các Trường đào tạo giáo lý
viên qui chiếu vào tài liệu này để thiết lập những chương trình huấn
luyện và giảng dạy; về nội dung giảng dạy, họ đã có trong tay sách Giáo
Lý Hội Thánh Công Giáo, đã xuất bản sau Hội nghị Khoáng đại.
Được sử dụng cách chuyên cẩn và
trung thành, tập Chỉ dẫn dành cho giáo lý viên trong các Giáo Hội thuộc
Bộ truyền giáo, không những góp phần cổ võ việc canh tân hình ảnh người
giáo lý viên, mà còn bảo đảm cho lãnh vực thiết yếu đối với tương lai
truyền giáo trong thế giới được tăng trưởng trong hiệp nhất.
Đó là ước vọng chân thành của
tôi. Xin phó dâng cho Đức Maria là Mẹ và là gương mẫu của giáo lý viên,
để Mẹ làm cho ước vọng ấy ngày càng trở nên một hiện thực đầy an ủi
trong các Giáo hội trẻ.
Sau khi nghe Bộ trình bày và xem
tập Chỉ Dẫn này, Đức Thánh Cha đánh giá cao và khích lệ sáng kiến này.
Ngài hết lòng ban phép lành Toà Thánh với sự quan tâm rất đặc biệt dành
cho các giáo lý viên.
Rôma, lễ thánh Phanxicô Xaviê 3.12.1993
1. Một phục vụ cần thiết
Bộ Rao giảng Phúc Âm cho các Dân tộc
(BRPD) luôn tỏ ra quan tâm đặc biệt đối với các giáo lý viên, vì xác tín
rằng các giáo lý viên, trong sự phụ thuộc vào các Mục tử, sẽ tạo thành
một lực lượng hàng đầu cho việc rao giảng Phúc Âm. Sau khi xuất bản vào
tháng 4 năm 1970 một vài chỉ dẫn thực hành về giáo lý viên1,
vì ý thức trách nhiệm và nhận thấy có những thay đổi sâu xa trong cánh
đồng truyền giáo, BRPD lại quan tâm đến tình hình hiện nay, đến các vấn
đề và các viễn tượng phát triển liên quan đến đội ngũ giáo lý viên giáo
dân đáng khen ngợi này2.
Về chủ đề này, BRPD đã được Đức Thánh Cha
Gioan Phaolô II khuyến khích qua nhiều lần trao đổi cấp bách. Chính
Ngài, trong các chuyến viếng thăm mục vụ đã tận dụng mọi cơ hội để nhấn
mạnh đến tính thời sự và tầm quan trọng về công việc của các giáo lý
viên, “một phục vụ căn bản cho Tin Mừng”3.
Đây quả là một mục tiêu có yêu cầu cao và
thu hút tâm trí; vì các giáo lý viên ngay từ những thế kỷ đầu của Kitô
giáo và trong mỗi thời kỳ tiếp nối công cuộc truyền giáo, đã luôn luôn
và ngày nay “vẫn còn mang lại một sự giúp đỡ đặc biệt và hết sức cần thiết cho việc phát triển đức tin và Hội Thánh”4, nên mục tiêu này trở nên hấp dẫn đến độ người ta khó có thể chối từ5.
Nhận định như thế và sau khi đã xem xét
trong Hội nghị Khoáng đại từ ngày 27 đến 30 tháng 4 năm 1992, mọi thông
tin và gợi ý rút ra từ việc tham khảo rộng rãi các Giám mục và các Trung
tâm huấn giáo thuộc các xứ truyền giáo, BRPD đã soạn thảo một tập Chỉ
Dẫn dành cho các giáo lý viên, trong đó bàn đến các vấn đế chính yếu
trên bình diện tín lý, hiện sinh và thực hành, liên quan đến ơn gọi, căn
tính, linh đạo, việc tuyển chọn và huấn luyện, nhiệm vụ truyền giáo và
mục vụ, việc trả thù lao và trách nhiệm của Dân Chúa đối với giáo lý
viên, trong hoàn cảnh hiện tại cũng như trong tương lai.
Với mỗi đề tài, chúng tôi sẽ nêu lên lý
tưởng cần đạt tới, cũng như những yếu tố cần thiết, lưu ý đến những thực
tại trong xứ truyền giáo, để mỗi giáo lý viên phấn đấu khẳng định chính
mình. Chúng tôi cố ý trình bày những chỉ dẫn dưới hình thức tổng quát,
để mọi giáo lý viên trong các Giáo hội trẻ đều có thể áp dụng. Các vị
Mục tử có thẩm quyền sẽ qui định những chỉ dẫn ấy tuỳ theo các nhu cầu
và khả năng địa phương.
Tập Chỉ Dẫn này trước hết được gửi đến
các giáo lý viên giáo dân và những người có liên quan với ho, nghĩa là
các giám mục, linh mục, tu sĩ, các nhà đào tạo và các tín hữu, bởi vì
các thành phần khác nhau trong cộng đoàn Hội Thánh liên kết với nhau một
cách sâu xa.
Trước khi tập Chỉ Dẫn này ra đời, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã phê chuẩn sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo và cho phát hành6. Không ai mà lại không biết đến tầm quan trọng đặc biệt của “bản
trình bày tổng hợp và phong phú về đức tin của Hội Thánh cũng như về
Giáo lý Công Giáo, được Thánh Kinh, Thánh Truyền và Huấn Quyền xác nhận
hay soi sáng”7, đối với Giáo Hội cũng như đối với mọi
người thiện chí. Cho dù có khác biệt về mục đích và nội dung, nhưng rõ
ràng sách Giáo Lý mới đặc biệt soi sáng từng điểm của tập Chỉ Dẫn này,
hơn nữa còn là bản văn qui chiếu chắc chắn và có thẩm quyền cho việc
huấn luyện và hoạt động của giáo lý viên. Do đó, khi soạn thảo văn bản
lần cuối, chúng tôi đã cẩn thận và đặc biệt nêu lên trong phần chú
thích, những giao điểm chính với các đề tài đã được sách Giáo Lý bàn
đến.
Chúng tôi ước mong tập Chỉ Dẫn này trở
thành một điểm qui chiếu, một phương tiện hiệp nhất và động viên các
giáo lý viên, và qua hoạt động của họ, các cộng đoàn Hội Thánh. Vì Vậy,
BRPD tin tưởng uỷ thác tập Chỉ Dẫn này cho các Hội đồng Giám mục và cho
mỗi Đấng Bản Quyền như một trợ giúp cho đời sống và việc tông đồ của
giáo lý viên nơi các ngài, và như một nền tảng để canh tân những Hướng
Dẫn cấp quốc gia và giáo phận liên quan đến những vấn đề nói trên.