Giáo Hội thực hiện việc canh tân huấn giáo
bằng việc trở về nguồn, nghĩa là trở về với Tin Mừng và truyền thống của Giáo
Hội để khám phá lại cách thức rao giảng của Chúa Giêsu và của Giáo Hội tiên
khởi về Tin Mừng Nước Thiên Chúa và thích nghi với những khám phá mới về tâm lý
và sư phạm vào việc giảng dạy giáo lý cho thời đại ngày nay.
Giảng
dạy là một trong ba khía cạnh chính yếu của hoạt động của Chúa Giêsu (giảng
dạy–làm phép lạ–chữa bệnh), đường lối truyền giảng của Ngài có những nguyên
tắc rất đơn giản, nhưng Ngài “giảng dạy như một Đấng có uy quyền” (Mc
1,22).
II. Cách Thức
Giảng Dạy Của Chúa Giêsu: Trực Tiếp Nói Với Dân Chúng
Trong
cuộc đời hoạt động của Chúa Giêsu, Tin Mừng cho thấy Ngài luôn “đi đến”
và “sống với” dân chúng.
Ngài
giảng về Nước Thiên Chúa bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào: tại Hội đường,
trong Đền thờ, trên đường phố, ở nông thôn, ngoài bãi biển, trong hoang địa hay
trên núi… .
Ngài
giảng dạy cho mọi đối tượng: với các môn đệ, với các thầy thông luật và
biệt phái…, với quan quân, với người thu thuế, tội lỗi, người bệnh tật… với tất
cả dân chúng và với cả dân ngoại.
Chúa
Giêsu giảng dạy như một Rabbi, một ngôn sứ, như nhà biện hộ, một nhà xã hội
học, một thầy thuốc… và trên hết Ngài giảng dạy như một Đấng có uy quyền
– Đấng Mêsia
III. Hình Thức
Giảng Dạy Của Chúa Giêsu: Cụ Thể – Sống Động – Đối Thoại - Vừa Sức – Tiệm
Tiến
- Chúa
Giêsu đặt mình vào tầm hiểu biết của những người nghe Ngài giảng dạy, đối thoại với họ bằng
chính ngôn ngữ của họ:
+ Đối với dân chúng, Ngài dùng
ngôn ngữ bình dân, những hình ảnh cụ thể, những dụ ngôn lấy từ
cuộc sống để giảng dạy, làm cho họ cảm thấy dễ hiểu, dễ đón nhận, không
nhàm chán và đi theo Ngài rất đông. Đối với họ, Chúa Giêsu “không như những
rabbi khác, Ngài giảng dạy như một Đấng có uy quyền” (Mc 1,22).
+ Đối với các môn đệ, Chúa
Giêsu còn giảng giải riêng cho các ông những điều mà chỉ “những ai
được Thiên Chúa mặc khải cho thì mới biết”, Ngài sai các ông đi “thực
tập” rao giảng.
+ Đối với các thầy thông luật,
các Biệt phái… Chúa Giêsu dùng lý luận, trưng dẫn Kinh Thánh (Luật
Môsê và lời các Ngôn sứ) để tranh luận, phi bác những luận điệu sai trái, Ngài khen
- chê, khuyên bảo – trách móc cách thẳng thắn những hành vi tốt hay xấu
của họ hầu thuyết phục hoặc cho họ thấy những lầm lạc của họ trong cách sống,
cách đối xử…
-
Ngài nói với họ những điều họ có thể hiểu; Ngài nghe và giải
đáp những điều người ta thắc mắc.
-
Ngài
thường tóm kết bằng một câu dễ nhơ hay một lời khuyên gây hứng
thú cho những người có thiện chí để dẫn họ tới con đường trọn lành như Thiên
Chúa muốn, hoặc đặt mọi người hay từng hạng người đứng trước những chất vấn của
chân lý.
- Chúa Giêsu không chỉ giảng dạy bằng lời nói
mà bằng cả hành động của Ngài trong cuộc sống. Ngài nói việc Ngài làm,
Ngài làm điều Ngài nói. Chính điều này làm cho việc giảng dạy của Chúa Giêsu có
sức mạnh cảm hóa người nghe. Chẳng hạn chuyện ông Giakêu (Lc 19,1-10),
người phụ nữ Samari (Ga 4, 1-26).
-
Các chân lý mặc khải không thể hiểu ngay như về cuộc thương khó và khổ nạn của
Ngài, Chúa Giêsu từng bước vén tỏ cho thấy mầu nhiệm của Thiên Chúa (3
lần loan báo + hiển dung).
IV. Vài Điểm Cụ
Thể Trong Sư Phạm Của Chúa Giêsu
1. Giảng Dạy Từ
Những Kinh Nghiệm Sống Thường Ngày
Dựa
vào những hình ảnh, những sự kiện, hiện tượng cụ thể xảy ra trong cuộc sống
(những kinh nghiệm sống) để trình bày về Nước Thiên Chúa, hoặc về một chân lý
cao siêu, mới lạ… được mặc khải trong thời viên mãn.
1.1.
Từ Những Hình Anh Quen Thuộc
Qua
những hình ảnh quen thuộc trong đời sống, Chúa Giêsu đã làm cho mầu nhiệm Nước
Thiên Chúa gần gũi và dễ hiểu với dân chúng.
Ví dụ:
+ Lấy hình ảnh chim trời, hoa huệ
ngoài đồng để giảng về sự quan phòng của Thiên Chúa (Mt 6,26-30; Lc 12,24-28).
+ Dùng hạt giống để nói đến việc
Lời Thiên Chúa gieo vào lòng người (Mt
13, 4-23; 13, 31 –32; Mc 4, 3- 29; Lc
8,4-15)
+ Muối (Mt 5,13; Mc 9,50…), men
(Mt 13,33; Lc 13,20-21), đèn (Mt 5,15; 6,22; Mc 4,21…), tiệc cưới (Mt 22,1-14;
Lc 14,7-14…)… là những hình ảnh quen thuộc Chúa Giêsu đã dùng để giảng thái độ
sống phải có của công dân Nước Trời.
1.2.
Từ Những Nhu Cầu Đời Sống
Qua
những nhu cầu sống hằng ngày mà con người tìm kiếm Chúa Giêsu dẫn đưa người
nghe đến mầu nhiệm được mặc khải. Từ bánh và nước, Ngài hướng người nghe về
Bánh và Nước Hằng Sống là chính Mình và Máu của Ngài (Ga 4,10 – 15; Ga 6,26 –
27. 48 – 58)
1.3.
Từ Những Chuyện Đời Thường
-
Từ chuyện các môn đệ tranh giành chỗ nhất (Mc 10,35 – 41), Chúa Giêsu dẫn họ
đến thái độ phục vụ của người làm đầu: “ai muốn làm lớn trong anh em thì hãy
là người phục vụ anh em” (Mc 10,42 – 45),
-
Khi thấy nhiều kẻ thích giành chỗ nhất trong buổi tiệc (Lc 14,7), Ngài dạy cho
họ bài học về phép xã giao (Lc 14,8 – 10) và kết thúc bằng bài học về đức khiêm
nhường: “Phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được
tôn lên” (Lc 14,11).
1.4.
Từ Những Dụ Ngôn
Chúa
Giêsu thường dùng dụ ngôn để giảng dạy[2].
Với một câu chuyện, Chúa Giêsu gói ghém trong đó một chân lý
bằng một câu tóm kết dễ nhớ, làm cho người nghe không chỉ dễ hiểu bài học
Ngài muốn dạy, mà còn có thể tự mình rút ra bài học cụ thể cho chính bản thân,
hoặc tự chất vấn lương tâm của mình.
Ví dụ:
+ Với dụ ngôn về hai người mắc nợ
(Lc 7,41 – 43), Chúa kết luận: ai được tha nhiều thì yêu mến nhiều.
+ Dụ ngôn xây nhà trên đá (Mt
7,24 – 27) Chúa minh hoạ cho điều Chúa dạy: Ai nghe và thực hành Lời Chúa thì
như xây nhà trên đá.
+ Dụ ngôn
những nén bạc / vàng (Mt 25,14 – 30; Lc 19,11 – 28), Chúa muốn dạy rằng: Thiên
Chúa sẽ ân thưởng cho mỗi người tùy theo sự trung thành của họ trong những việc
bổn phận họ được trao phó…
+ Dụ ngôn về người Samaritanô
nhân hậu (Lc 10,30 – 37), Chúa chỉ cho người thông luật đến hỏi Chúa biết “ai
là người thân cận / anh em của tôi ?”
2. Dựa Vào Kinh
Thánh
Dựa
vào Kinh Thánh (hiểu đây là Luật và sách Ngôn Sứ = Kinh Thánh của người Do
Thái) Chúa giải thích và minh chứng chân lý mặc khải giúp người nghe dễ tin
và hiểu sâu hơn lời giảng của Ngài, đồng thời hướng người nghe tới mặc khải
viên mãn: Chính Ngài là đấng phải đến để hoàn tất mọi sự. Hoặc là Chúa trách
cứ, hay phi bác, khuyên cáo những kẻ sống giả hình không đúng theo tinh thần
của Luật dạy.
Ví
dụ:
+ “Anh em thường nghe Luật dạy
rằng: … Còn Thầy, Thầy bảo anh em…” (Mt 5, 17. 21. 27. 31. 33. 38. 43).
+ Sau khi đọc xong đoạn sách
Isaia …, Chúa Giêsu cuộn sách lại và nói: “Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh
mà tai các ngươi vừa nghe” (Lc 4,1-21)
+ Chúa dùng
hình ảnh con rắn được Môsê giương cao trong sa mạc để những ai bị rắn cắn mà
nhìn lên con rắn đồng với lòng tin vào Thiên Chúa thì được sống để mặc khải
việc Con Người cũng sẽ được giương cao như vậy để những ai tin vào Người thì
được cứu (Ga 3, 14-15).
+ Chúa trách móc các Biệt phái và
Luật sĩ về việc họ giữ luật một cách
hình thức và giải thích ý nghĩa theo ý muốn của họ, chẳng hạn như: chuyện thực
hiện và giữ lời khấn (Mt 23, 16-22), luật về nghi thức tẩy rửa (Lc 11, 39-41),
luật về bố thí (Lc 11,42)…
V. Kết Luận:
Sư
phạm của Chúa Giêsu, của các Tông đồ vào thời Giáo Hội sơ khai là đi từ hữu
hình tới cái vô hình, từ biểu tượng đến thực tại được gợi ý, từ thực tại đời
sống đến thực tại siêu nhiên, từ những hình bóng được tiên báo đến thực tại
thời viên mãn nhằm dẫn đưa người nghe đi vào các mầu nhiệm, đạt tới các chân lý
được mặc khải [3]. Khoa sư
phạm gọi là phương pháp điển hình hay thực nghiệm.
[1] Lm. Nguyễn Văn
Tuyên, sđd, bài 11, trang 57 – 62
x. Ban Mục vụ Thiếu nhi Tp. HCM, Sư Phạm Giáo Lý, bài 11, tr. 24 – 26.
x. Ban Mục vụ Thiếu nhi Tp. HCM, Sư Phạm Giáo Lý, bài 11, tr. 24 – 26.
[2] Chú thích:
Trong các Tin Mừng ghi lại khoảng 56 dụ ngôn
được Chúa Giêsu dùng trong các lần giảng dạy (xem Phân Tích Lời Chúa,
biên soạn theo “Table analytique du Nouveau Testament”, par le Père Paul
Passelecq.)
[3]
GLHTCG số 1074 – 1075 và 128 – 130.