- Giáo lý viên (Catechis) là
người giới thiệu Chúa Giêsu bằng lời nói (kérygma = loan báo) và bằng
đời sống (Praxis = phản ảnh dung mạo của Ngài) cho thế giới
- “Giáo
lý viên là một giáo dân được Giáo Hội đặc cử, tùy theo nhu cầu địa phương, để
giúp những người chưa biết Chúa cũng như nơi các tín hữu được nhận biết, yêu
mến và dõi theo Đức Kitô”[2]
- ĐGH Gioan Phaolô II mô tả các
giáo lý viên như “những chuyên viên, những người loan báo Tin Mừng không thể
thiếu; họ là những người tiêu biểu cho sức mạnh cơ bản của các cộng đoàn tín
hữu”[3].
- Giáo Luật mô tả giáo lý viên
như “những giáo dân có trình độ và đời sống đạo hạnh, dưới sự hướng dẫn của
nhà truyền giáo, hiến thân lo giảng dạy giáo lý Tin Mừng và tổ chức các cử hành
phụng vụ cũng như các việc bác ái” [4]
II. Ơn Gọi, Sứ Mạng Và Nhiệm Vụ Của Giáo Lý Viên
1. Ơn Gọi Và Sứ Mạng
- Ơn gọi giáo lý viên bắt nguồn
từ bí tích Rửa tội và bí tích Thêm Sức, đồng thời do một lời mời gọi đặc biệt
của Chúa Thánh Thần và được giám mục minh nhiên ủy nhiệm.
- Ơn gọi giáo lý viên vừa có tính
chuyên biệt vì dành riêng cho việc dạy giáo lý, vừa có tính tổng quát
vì tham gia vào tác vụ tông đồ để gieo trồng và phát triển Giáo Hội [5].
2. Nhiệm Vụ Của Giáo Lý Viên
Những nhiệm vụ của giáo lý cũng
chính là những nhiệm vụ mà Giáo Hội trao cho giáo lý viên (xem bài 1, mục
III)
Các nhiệm vụ này đan quyện lẫn
nhau, mỗi nhiệm vụ theo cách của mình thực thi mục đích của việc dạy giáo lý.
Nếu chỉ coi thường một trong những nhiệm vụ trên, thì đức tin công giáo sẽ
không đạt tới sự phát triển toàn vẹn.
Để thực thi những nhiệm vụ
trên, giáo lý viên “cần hai phương tiện là việc truyền đạt sứ điệp Tin Mừng
và kinh nghiệm sống đạo” [6].
III. Linh Đạo Giáo Lý Viên
1. Linh Đạo Là Gì ? [7]
Linh đạo là lối sống, là nếp
sống hoàn toàn vâng theo Chúa Thánh Thần, Đấng giúp mỗi người thường xuyên đổi
mới chính mình cho đúng với căn tính của mình, bao gồm việc cầu nguyện, các
việc đạo đức và khổ chế.
2. Bản Chất Của Linh Đạo Giáo Lý Viên [8]
2.1. Sống Thánh Thiện Theo Cách Của Giáo Lý Viên Giáo Dân
- Giáo lý viên được mời gọi
“nên thánh và truyền giáo”trong ơn gọi của mình. Vì thế cần thiết có
một linh đạo riêng.
- Linh đạo giáo lý viên liên hệ
chặt chẽ với vai trò của Kitô hữu giáo dân, đó là tham dự vào chức vụ ngôn sứ,
tư tế, vương đế của Đức Kitô theo “tính
cách trần thế”. Nghĩa là “làm cho các thực tại trần thế thấm nhuần
tinh thần Phúc Âm và làm chứng cho Chúa Kitô trong việc điều hành các thực tại
trần thế và chu toàn các nghĩa vụ trần thế.”
2.2. Để Sống Đúng Và Không Ngừng Canh Tân Căn Tính Giáo Lý Viên
Ơn gọi giáo lý viên vừa do Chúa
Thánh Thần kêu mời, vừa do chính Ngài hướng dẫn sống theo một linh đạo thích
hợp. Nghĩa là mở lòng lắng nghe, vâng
theo và để cho Chúa Thánh Thần uốn nắn, hướng dẫn để sống đúng và không ngừng
canh tân căn tính đặc thù của giáo lý viên.
2.3. Gia Đình Là Một “Đơn Vị” Loan Báo Và Làm Chứng Tin Mừng
Khi lập gia đình, “giáo lý
viên phải làm chứng một cách xứng hợp cho giá trị Kitô giáo qua việc sống trung
tín với nhau và giáo dục con cái một cách có trách nhiệm”. Giáo lý viên
biến gia đình mình trở thành một “đơn vị” loan báo Phúc Âm và làm việc
tông đồ.
2.4. Tóm Lại
- Bản chất linh đạo giáo lý
viên là sống thánh thiện đi đôi với việc truyền giáo. Giáo lý viên sống thánh
thiện để hoạt động giáo lý của mình sinh hiệu quả và dùng mọi hoạt động giáo lý
để nên thánh và làm cho người khác nên thánh.
- Giáo lý viên thể hiện linh
đạo của mình qua việc: đón nhận Lời Chúa, tổ chức một đời sống thống nhất và
chân thực, nhiệt thành loan báo Tin Mừng và noi gương Đức Mẹ Maria.
IV. Hành Trang Giáo Lý Viên
1. Con Người
- Phải có một đức Tin
sống động, một đức Cậy vững bền và lòng mến yêu tha thiết đối với
Thiên Chúa. Giáo lý viên không chỉ là thầy dạy mà còn là chứng nhân của Chúa.
Để “nói về Chúa” một cách sống động, giáo lý viên phải “sống với
Chúa”, phải cảm nghiệm về sự gặp gỡ Thiên Chúa.
- Phải có đời sống nhân bản,
giáo dục đức tin bao gồm giáo dục nhân bản và Kitô, nghĩa là phải làm cho họ
thành người trước khi làm cho người ta trở thành con Chúa.
2. Sự Hiểu Biết
Phải nắm vững toàn bộ nội dung
giáo lý và hiểu rõ môi trường rao giảng: đối tượng và hoàn cảnh xã hội nơi mình
ra giảng dạy.
3. Khả Năng Truyền Đạt
- Có khả năng sư phạm: biết lập
kế hoạch, dọn bài, giảng dạy, lượng giá và luôn luôn có óc quan sát trong cả
hai lãnh vực này.
- Phải hiểu biết tâm lý để có
thể nói Lời Chúa cách phù hợp với từng lứa tuổi và thấm sâu vào lòng học sinh.
- Học hỏi về sư phạm và tâm lý
để có thể dạy giáo lý một các hữu hiệu và đánh động được lòng người.
V. Kết
Giáo lý viên là dụng cụ hữu ích
và cần thiết trong tay Thiên Chúa, như thánh Phaolô, giáo lý viên ý thức rằng
ta chỉ là những kẻ trồng, người tưới, chính Thiên Chúa mới làm cho mọc lên và
sinh hoa trái.
Dạy giáo lý là “một công
việc khiêm tốn và kín đáo, nhưng đó là một hình thức tuyệt với của tông đồ giáo
dân” [9], một niềm vui lớn lao: niềm vui được cộng tác vào kế
hoạch cứu rỗi các linh hồn của Thiên Chúa, niềm vui được góp phần xây dựng Giáo
Hội và thế giới ngày càng hoàn thiện và phồn thịnh.
[1] Chú thích:
Tư tưởng Thánh Gioan La San về ơn gọi nhà giáo dục Kitô trong các bài
nguyện gẫm tuần tĩnh tâm:
- Giáo lý viên thừa
tác viên của Thiên Chúa làm cho mọi người nhận biết chân lý (2Cr 4, 1 –
6; Cl 1,24 – 29; 1Tm 2,4).
- Giáo lý viên là những cộng tác viên của Chúa
Giêsu Kitô (2Cr 5,20), nghĩa là được Chúa Giêsu sai đi đem Tin Mừng
đến cho người khác qua việc dạy giáo lý (Ep 4,11), làm cho người mọi
người nhận biết và hưởng nhờ ơn cứu độ nhờ sự chết và phục sinh của Ngài (Pl
3,8; Gl 2,20).
- Giáo lý viên là những thừa tác viên của Giáo Hội. Khi dạy giáo
lý là Giáo lý viên tham gia vào công việc rao giảng Tin Mừng của các Tông đồ,
cộng tác với các Giám mục để xây dựng Giáo Hội (Rm 10,8 – 10. 14 –15. 17; Ep
2,20 – 22).
- Giáo lý viên là những thiên thần giữ mình thấy được của học
sinh. Như các thiên thần hằng gìn giữ, hướng dẫn và săn sóc các tín hữu giúp họ
đạt tới sự thiện đích thực, thì qua việc dạy giáo lý, Giáo lý viên cũng dạy dỗ
cho học sinh biết về những chân lý, hướng dẫn họ thực hành những chân lý ấy
trong đời sống hầu đạt tới sự thiện đích thực (1Cr 2,14).
(Dựa theo Sh.
Fortunat Trần Trọng An Phong (FSC), Nhà giáo tâm niệm, 1996, Tủ sách
Linh đạo La San)
[2] Thánh bộ Truyền bá Tin Mừng, Hướng dẫn dành cho GLV, (1993) số
3.
[3] JP. II, TĐ. Sứ
vụ Đấng Cứu Độ, 1990, số 73; x. Thánh bộ
TBTM, Hướng dẫn dành cho Giáo lý viên, Vatican 1993, số 3.
[4] GLsố 785,1; xem
Tb. TBTM, sđd, số 3.
[5] Tb. TBTM, sđd,
số 2
[6] Thánh bộ Giáo
sĩ, (1997), Sđd, số 87 (x. GL. 773 và 788,2)
[7] Chú thích:
Linh nghĩa là thiêng liêng; Đạo nghĩa là con đường.
(x.
Học viện Đaminh, Thuật ngữ Thần học Anh – Việt, 2002 và GLHTCG số 2684)
[8] Tb. TBTM, sđd,
số 6
BÀI
ĐỌC THÊM
NHỮNG THÁI ĐỘ TU ĐỨC CHÍNH YẾU
CỦA MỘT NHÀ GIÁO
THEO THÁNH GIOAN LA SAN
CỦA MỘT NHÀ GIÁO
THEO THÁNH GIOAN LA SAN
Jean Pungier,
FSC.
Chiêm
ngắm tình thương đến từ Thiên Chúa: Người muốn
cho tất cả mọi người được ơn cứu độ. Người đã mời gọi và sai giáo lý viên đến
với trẻ
|
Chiêm
ngắm mầu nhiệm Chúa Kitô bởi Chúa Cha gởi đến và ban
cho chúng ta Thánh Thần của Người.
|
Chiêm ngắm hoạt động của Chúa Thánh Thần
trong đời sống giáo lý viên, cũng như trong đời sống của những trẻ được trao
phó cho giáo lý viên dạy dỗ, và hãy cảm tạ, chúc tụng Thiên Chúa
|
2 1 3
GIÁO
LÝ VIÊN – NHÀ GIÁO DỤC KITÔ
|
4
Giáo lý viên dâng lên Thiên Chúa ý
định của mình
để thực hiện chương trình của Người: là ý định cứu độ toàn thể nhân loại. |
5
Giáo
lý viên phải hoán cải, thay đổi tương quan
với Thiên Chúa và với các em trong khi đón nhận Thánh Thần và đem Thánh Thần cho các em |
6
Bằng
sự hiện diện của mình, giáo lý viên làm cho trẻ
nhận ra dấu hiệu tình thương của Thiên Chúa, bằng cách luôn luôn dạy dỗ chúng trong yêu thương |
7
Gây
ý thức cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em bị bỏ rơi,
đang sống xa ơn cứu độ đã được trao phó cho chúng ta bằng việc dạy cho chúng nhân bản và Kitô. |