I. Khái Niệm
Kể
chuyện là làm sống lại một câu chuyện, bằng lời kể một cách hấp dẫn, sáng tạo,
giàu ngữ điệu và có sự phối hợp diễn xuất qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ của
người kể một cách tự nhiên nhằm tác động đến người nghe [1].
Đây là một phương thức Thánh Kinh được truyền miệng lại
từ thời xưa, người lớn trẻ em đều dễ bị thu hút bởi những câu chuyện[2].
Bài
giáo lý thường lấy một câu chuyện làm khởi điểm để dẫn vào bài hoặc dùng câu
chuyện để minh hoạ một điểm giáo lý cách cụ thể giúp học sinh dễ nhớ.
Chúa
Giêsu thường sử dụng các câu chuyện để giảng dạy về Nước Thiên Chúa: “Nước
Trời giống như…”
Câu
chuyện giáo lý phải luôn ngắn gọn, thường là chuyện Kinh Thánh, hạnh các thánh,
chuyện thường ngày, các biến cố thời sự… [3]
II. Ngôn Ngữ
Trong Kể Chuyện [4]
Khi
kể chuyện, ngôn từ phải thoát ra khỏi văn bản và trở thành ngôn từ (lời kể) của người kể. Lời kể chuyện có hai
loại:
1. Lời Dẫn
Chuyện Của Người Kể
Lời
dẫn chuyện thường bắt đầu bằng việc giới thiệu thời gian, địa điểm, nhân vật
trong câu chuyện.
Lời
dẫn chuyện còn là lời dẫn dắt các tình tiết của nội dung câu chuyện từ đầu cho
đến cuối chuyện.
2. Lời Nói Của
Nhân Vật
Lời
nói của nhân vật trong câu chuyện phải là lời đối thoại trực tiếp của các nhân
vật, có khi là lời độc thoại của nhân vật.
III. Cách Thức
Kể Chuyện [5]:
Muốn
kể một câu chuyện hay, hấp dẫn. Người kể phải tiến hành các thao tác sau:
1. Đọc, Tìm Hiểu
Và Cảm Thụ Câu Chuyện
Người
kể càng cảm thụ sâu sắc thì câu chuyện kể càng hấp dẫn, do đó, muốn kể phải đọc
câu chuyện nhiều lần và suy nghĩ về nó để nắm vững cốt truyện.
Khi
đã nắm vững cốt truyện, người kể hóa thân, nhập vai với câu chuyện (cảm thụ câu
chuyện) để tái hiện lại câu chuyện bằng lời kể của mình sao cho sinh động, lôi
cuốn như thế câu chuyện sẽ hấp dẫn và hữu hiệu hơn.
Câu
chuyện phải thích hợp và liên quan đến nội dung giáo lý, có thể chuyển từ ý
nghĩa câu chuyện sang đề tài giáo lý dễ dàng không gượng ép hoặc có thể làm nảy
sinh tâm tình tôn giáo (cảm thụ câu chuyện đưa tới một cảm nghiệm thiêng
liêng).
2. Chọn Ngôn Từ
Và Ngữ Điệu Khi Kể Chuyện
Lời
dẫn chuyện có thể lược bỏ những chi tiết không cần thiết, chỉ cần giữ lại
những nét chính muốn làm nổi bật nội dung bài giáo lý
Chuyển
hóa lời văn của văn bản thành lời kể của mình. Đây là sự truyền
miệng câu chuyện.
Khi
kể chuyện, người kể dựa vào các tình tiết, sự kiện, diễn biến trong câu
chuyện, sự phát triển tính cách của nhân vật, ý nghĩa nội dung
của câu chuyện một cách có chọn lựa , từ đó sử dụng ngôn ngữ sao cho
sinh động, chính xác, phù hợp với nội dung câu chuyện và phong cách diễn đạt
của mình: giọng nói, nhịp độ, điệu bộ ...
Khi
kể cần lưu ý đến ngữ điệu trong lời kể như: giọng kể, cách ngắt – ngưng
giọng, nhấn giọng, cường độ, cao độ của giọng kể, nhịp độ kể.... Người kể sử dụng ngữ điệu phù hợp và đa dạng
bao nhiêu thì câu chuyện sẽ hấp dẫn bấy nhiêu. Sẽ rất buồn chán khi từ đầu
chuyện đến cuối chuyện chỉ kể bằng một giọng đều đều.
Khi
kể các lời nói của nhân vật trong chuyện cần lưu ý thể hiện ngữ
điệu và giọng điệu khác nhau để người nghe có thể phân biệt nhân vật và hiểu
rõ tính cách nhân vật. Nếu kể lần thứ hai, thứ ba nên mời các em tham gia vào
câu chuyện bằng cách nói hay làm cử chỉ, âm thanh phụ họa.
Để
câu chuyện thêm hấp dẫn, những đoạn miêu tả nhân vật, khắc họa tính cách, tâm
trạng của nhân vật, người kể có thể tưởng tượng ra và sáng tạo thêm miễn là phù
hợp với đối tượng.
Đặt
những câu hỏi về những tình tiết xảy ra để giúp các em tư duy và đóng góp vào
câu chuyện.
3. Sử Dụng Nét
Mặt, Cử Chỉ, Điệu Bộ Và Các Biện Pháp Hỗ Trợ
Người
kể chuyện cảm thụ câu chuyện và biểu lộ một cách phù hợp ánh mắt, nét mặt, điệu
bộ, cử chỉ khi kể sẽ làm câu chuyện thêm lôi cuốn và hấp dẫn
Một câu chuyện kể hấp dẫn nếu phụ họa
thêm hình ảnh, tranh ảnh, ... hay có thể thu hút hơn nữa nếu mời các em đóng
một vai trong câu chuyện hoặc phụ họa bằng các cử điệu, âm thanh..., nếu Giáo
lý viên có thể vẽ được lên bảng những hình ảnh đơn giản để minh hoạ các em sẽ
càng thích thứ hơn.
Cần lưu ý là kể chuyện chứ không diễn
kịch, do vậy nét mặt, cử chỉ không nên quá cường điệu mà chỉ là sự phối hợp tự
nhiên với ngữ điệu
IV. Kết Cấu Của
Việc Kể Chuyện [6]
Muốn
kể được một câu chuyện, người kể phải nắm được kết cấu (bố cục) của câu chuyện:
1. Mở Đầu Câu
Chuyện
Giới
thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện (thời gian, địa điểm, nhân vật, tình huống
ban đầu).
2. Diễn Biến Câu
Chuyện
Trình
bày diễn biến câu chuyện với các sự kiện nối tiếp nhau dồn dập cho đến đỉnh
điểm (cao trào).
3. Kết Thúc Câu
Chuyện
Câu
chuyện kết thúc ra sao (vấn đề được giải quyết như thế nào)?
Nêu
lên nhận định, ý nghĩa câu chuyện (cảm thụ).
Dưới
ánh sáng Lời Chúa tìm ra mối liên hệ giữa những ý nghĩa câu chuyện với nội dung
bài giáo lý để dẫn vào bài giáo lý hoặc rút ra tâm tình tôn giáo, thái độ sống
hay quyết tâm thực hành.
[1] Đào Ngọc –
Nguyễn Quang Minh (1998), Rèn Kỹ Năng Sữ Dụng Tiếng Việt, nxb Giáo dục,
Hà Nội. Trang 227
[2] Bùi Hữu Thư,
(1999). Hướng Dẫn Học Sinh Đi Vào Thánh Kinh, UBGLVN xuất bản, USA.
Trang 22
[3] Nguyễn Văn Tuyên
(1995). Sư Phạm Giáo Lý, Tủ Sách Đại Kết, Tp. HCM. trang 102 – 104.
[4] Nguyễn Công Lý
(1997), Tập Làm Văn, nxb Đà Nẳng, Tp. Đà Nẳng. Trang 82 – 85.
[5] Nguyễn Công Lý, sđd,
trang 85 - 87
Đào
Ngọc – Nguyễn Quang Minh, sđd trang 228 - 232
[6] Nguyễn Công Lý, sđd trang 105 - 106