Phương
pháp thực nghiệm (hay điển hình) là một phương pháp dựa vào nghiên cứu (bằng
quan sát …) những trường hợp riêng biệt trong tự nhiên hay xã hội (những
sự kiện thực tế, những biến cố cuộc đời, biến cố xã hội, các vấn đề thời đại…)
đề ra những giả thuyết, nhận định, rồi kiểm chứng giả thuyết, nhận định ấy bằng
thực nghiệm (làm thí nghiệm) để đi tới kết luận.
Huấn
Giáo gọi là phương pháp hiện sinh (đường đi lên) đưa ra một định nghĩa
như sau: Khởi đi từ những vấn đề hoàn cảnh con người, xảy ra trong cuộc sống cá
nhân, những biến cố trong xã hội, những hiện tượng tự nhiên, những vấn nạn, vấn
đề thời đại…, rút ra những kinh nghiệm sống, đối chiếu kinh nghiệm đó với Lời
Chúa, từ đó rút ra bài học và thái độ sống cụ thể [1].
Sơ đồ biểu diễn
phương pháp thực nghiệm:
II. Yêu Cầu Của
Phương Pháp
1. Nền Tảng Và
“Vật Liệu” Để Xây Dựng Bài Giáo Lý Theo Phương Pháp Thực Nghiệm
-
Nền tảng: Kinh Thánh trình bày thế nào? Thần học giải thích như thế nào?
Trong truyền thống và giáo huấn của Giáo Hội dạy làm sao?
-
Giáo lý viên và các em có kinh nghiệm thực tế nào để giúp cảm
nghiệm được nội dung giáo lý một cách cụ thể ?
2. Phải Bắt Đầu
Bài Giáo Lý Từ Đâu? Cách Nào Để Giúp Các Em Hiểu “Điều Tôi Muốn Nói” Cách Dễ
Dàng?
-
Bắt đầu bài giáo lý từ thực tế cuộc sống, những điều cụ thể mà các em biết,
thấy, cảm. Chẳng hạn: một sự kiện, biến cố xảy ra trong xứ đạo, trong đất nước
hay trên thế giới…, một bài báo, một câu chuyện, một đoạn phim… có liên quan
đến bài giáo lý.
-
Cách đặt câu hỏi [2]:
+ Câu hỏi gợi y tìm tòi
vấn đề: giúp các em tái hiện kiến thức hoặc thông tin gợi lên sự tò mò tìm
hiểu.
+ Câu hỏi suy tư: Đòi hỏi
các em phải suy tư, vận dụng khả năng và kiến thức để phân tích, tổng hợp, khái
quát để khám phá ý nghĩa vấn đề.
+ Câu hỏi đào sâu: Hướng
các em vào trọng tâm vấn đề, dùng Lời Chúa soi rọi để chiếm lĩnh nội dung, cảm
nghiệm được giáo lý (chủ thể hoá nội dung = nội tâm hóa Lời Chúa).
+
Câu hỏi vận dụng: Từ
việc nội tâm hoá thực tế bởi ánh sáng Lời Chúa, dẫn đưa các em đến việc vận
dụng vào đời sống, giải quyết các tình huống cách sáng tạo theo đúng tinh thần
Kitô giáo.
-
Ví Dụ: Dạy Về Thiên Chúa Quan Phòng
+ Câu hỏi gợi ý (gợi kinh
nghiệm): Khi các em bước vào năm học mới, cha mẹ các em thường lo lắng những
gì?
+ Câu hỏi suy tư: Tại sao
cha mẹ lo lắng cho ta mà người hàng xóm không lo ?
+ Câu hỏi đào sâu: Tại sao
chúng ta gọi Thiên Chúa là Cha ? Người lo lắng, ban cho chúng ta những gì? Đọc
đoạn Tin Mừng Mt 7, 9 11.
+ Câu hỏi vận dụng:Em phải
làm gì để xứng đáng với tình yêu, sự quan phòng Thiên Chúa? Cụ thể?
III. Kinh Nghiệm
Nhân Bản Trong Việc Dạy Giáo Lý[3]
Thánh
bộ Giáo Sĩ, trong Hướng Dẫn Về Việc Dạy Giáo Lý nhắc nhở giáo lý viên
phải luôn đề cao xứng đáng giá trị của kinh nghiệm trong việc dạy giáo lý. Việc
soi sáng và giải thích kinh nghiệm dựa trên ánh sáng Lời Chúa trở thành nhiệm
vụ thường xuyên của khoa sư phạm đức tin, giáo lý viên phải giúp cho học viên
giáo lý biết đọc cuộc sống mình theo nhãn giới ấy. Thánh bộ đưa ra các lý do
sau:
- Kinh nghiệm làm nảy sinh nơi con người những quan tâm, những vấn nạn, những hy vọng và những thao thức, những suy tư và những phán đoán. Những kinh nghiệm này qua việc dạy giáo lý được ánh sáng Lời Chúa soi sáng làm nảy sinh ước muốn (động lực) hoán cải cuộc sống.
- Kinh nghiệm còn giúp cho con người hiểu rõ hơn sứ điệp Kitô giáo. Chính Chúa Giêsu khi đi rao giảng cũng đã dùng những kinh nghiệm và những hoàn cảnh con người để giải thích những thực tại Nước Trời.
3.
Kinh
nghiệm nhân bản khi được sống nhờ ánh sáng đức tin, trở thành kinh nghiệm đức
tin, đó là cách thức biểu lộ và hoàn tất phần rỗi của người Kitô hữu, là cách
thức mà Thiên Chúa dùng để gặp gỡ con người và cứu chuộc họ.
IV. Ứng Dụng Kinh Nghiệm Đời Sống Cá Nhân Thế
Nào? [4]
Để
giúp các em biết khám phá những gì đã xảy ra trong đời sống của chúng và trong
thế giới, chúng ta có thể tiến hành các bước sau:
1. Suy Tư Dựa Trên Kinh Nghiệm
Riêng Của Giáo Lý Viên
Xác
tín của giáo lý viên vào truyền thống giáo huấn của Giáo Hội đã giúp giáo lý
viên nhận biết Thiên Chúa hiện diện và ngỏ lời với giáo lý viên trong những sự
kiện xảy ra đối với bản thân, nơi gia đình, trường học, cơ quan...; hoặc từ những biến cố, sự kiện xảy ra trong cuộc
sống; hoặc từ những mẫu tin thời sự, một bài báo, một câu chuyện, một đoạn
phim...
Những
nơi và cách nào giúp cho giáo lý viên gặp Chúa tốt nhất, thời gian nào ảnh
hưởng đến mối tương giao của giáo lý viên với Thiên Chúa.
Con
người, công việc, biến cố, cơ hội, sức khỏe (tốt / xấu) đã giúp Giáo lý viên
nhận biết tác động của Thiên Chúa lên đời sống của bản thân như thế nào.
2. Giúp Các Em Tự Suy Tư Và Khơi
Dậy Những Kinh Nghiệm Của Các Em
Trước
hết, giáo lý viên phải xây dựng một bầu khí tin tưởng trong lớp giáo lý, nghĩa
là là tất cả những gì có thể xây dựng tình thân mật giữa giáo lý viên với các
em và giữa các em với nhau, sao cho các em thấy mình được tôn trọng, tin cậy và
yêu thương.
Giáo lý viên dựa vào kinh nghiệm của mình đặt vấn đề sao
cho khéo léo. Đó là chìa khóa giúp các em suy nghĩ, phán đoán, chia sẻ (chú ý
phối hợp các phương pháp nêu vấn đề, La Martinien, thảo luận).
Khi
các em phát biểu, giáo lý viên phải biết lắng nghe không chỉ bằng đôi tai mà cả
con tim của mình, điều đó động viên các em trao đổi một cách mạnh dạn, phong
phú. Phải lắng nghe, cảm nhận các em từ những điều các em nói, viết, vẽ, hay
những cử chỉ, sinh hoạt (nếu có sử dụng phương pháp thảo luận, phương pháp kịch
hóa).
Nếu
thấy cần, giáo lý viên nên có một vài góp ý, gợi mở để khơi dậy những kinh
nghiệm của các em. Chú ý là đừng nói thay, làm hết phần của các em.
3. Vận Dụng Kinh Nghiệm Của Người
Khác
Để
giúp các em đào sâu và mở rộng kinh nghiệm của các em, giáo lý viên chia sẻ với
các em những kinh nghiệm tương tự của mình, của người khác, trong sách vở, báo
chí phim ảnh… mà giáo lý viên có được để làm sáng tỏ, củng cố những kinh nghiệm
của các em. Đến đây giáo lý viên sẽ tạo được mối cảm thông giữa giáo lý viên và
các em.
Lưu
ý là những câu chuyện, thơ, những hình ảnh, phim ảnh, âm nhạc, báo chí… sẽ là
những phương tiẹn làm phong phú kinh nghiệm bản thân, giúp các em mở mang kiến
thức, hiểu biết và đào sâu kinh nghiệm sống. Vì thế giáo lý viên không được dốt
về khía cạnh này.
[1] JP. II (1979). CT
số 72 . Xem Hướng Dẫn Đại Cương Về Việc Dạy Giáo Ly, số 139 – 142.
Sh.
Fidèle Linh Nguyễn (1997). “Hãy Đi Rao Giảng Tin Mừng Cho Muôn Dân” –
Hướng Dẫn Sư Phạm Giáo lý II – Thực tập. Tp. HCM.
[2] Gs. Phan Trọng
Luận, Phương Pháp Giảng Dạy Văn Học, ĐH Huế, 2001, trang 242 – 243.
[4] Carl J.Pfeifer
và Janaan Manternach, sđd, bài 6, trang 28 – 30.