• Trang chủ

6. Chương trình Thăng tiến

HUYNH TRƯỞNG CẤP 2

Chương Trình Thăng Tiến của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể chính là Phương pháp Giáo dục tiệm tiến của PT/TNTT. Chương Trình Thăng Tiến là hệ thống các bài học, gồm lý thuyết và thực hành, nhằm giúp thiếu nhi ngày càng lớn lên và trưởng thành về đời sống tâm linh cũng như nhân bả n theo định hướng của Giáo dục Kitô giáo.
Nền giáo dục này nhằm giúp giới trẻ biết cách thờ phượng Thiên Chúa trong tinh thần và  Chân Lý (Eph 4,22-24) nhờ vậy họ đạt tới con người hoàn thiện, tới tầm vóc viên mãn của Đức Kitô (Eph 4,13) và góp phần vào việc tăng trưởng của Nhiệm Thể… để chính họ phải tập thói quen minh chứng niềm cậy trông của mình (1P 3,15) cũng như phải góp phần cải tạo thế giới theo tinh thần Kitô giáo. Nhờ đó những giá trị tự nhiên sẽ góp phần vào lợi ích của toàn thể xã hội…
Chính Thiên Chúa cũng từng bước tiệm tiến giáo dục dân Người. Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể, nhận trọng trách giáo dục thiếu nhi, đã đưa ra một nội dung giáo dục và huấn luyện thiếu nhi, theo tiến trình từ dễ đến khó; từ thấp lên cao; từ đơn giản đến phức tạp, tương ứng với đặc tính tâm lý của từng lứa tuổi (Ấu: từ 7-9 tuổi; Thiếu: từ 10-12; Nghĩa: từ 13-15; Hiệp: từ 16-18), và được phân bố phù  hợp với các buổi học quanh năm. Gồm 4 phần chính là: Giáo Lý, Phong Trào, Nhân Bản và Kỹ Năng Chuyên Môn.

I.  GIÁO LÝ: 
-    Hiện nay Giáo Phận đã có một bộ sách Giáo Lý được soạn khá công phu và đầy đủ. Bộ sách này gồm: Giáo lý Khai tâm 1, 2; Giáo lý Rước Lễ 1,2; Giáo lý Thêm Sức 1,2; Giáo lý Bao Đồng 1,2,3,4; Giáo lý Vào Đời 1,2.
-    Nếu đem so sánh việc phân bố chương trình của bộ Giáo Lý này vào chương trình học của các cấp, các ngành trong Thiếu Nhi Thánh Thể, thấy có sự tương hợp về nội dung và về thời gian.
-    Bộ sách này đã và đang được áp dụng khá lâu và rộng rãi trong giáo phận. Nếu Liên Đoàn đưa ra một chương trình Giáo Lý mới, e gây nhiều phiền phức không cần thiết cho cả Giáo Lý viên lẫn Huynh Trưởng khi phải thay đổi tài liệu giáo khoa.
-    Xin đề nghị, phần Giáo Lý của Chương Trình Thăng Tiến Thiếu Nhi Thánh Thể thống nhất chọn Chương trình giáo phận hiện tại của giáo phận do Ban Mục Vụ Thiếu Nhi phát hành.
1. Ấu nhi: 
-    Cấp 1: Bài học Giáo lý Khai Tâm 2. + Trò chơi, tiếng reo, bài ca minh hoạ.
-    Cấp 2: Bài học Giáo lý Rước Lễ 1 + Trò chơi, tiếng reo, bài hát minh họa.
-    Cấp 3: Bài học Giáo lý Rước Lễ 2 + Trò chơi, tiếng reo, bài hát minh họa.
2. Thiếu nhi: 
-    Cấp 1: Bài học Giáo lý Thêm Sức 1 + Trò chơi, tiếng reo, bài hát minh họa.
-    Cấp 2: Bài học Giáo lý Thêm Sức 2 + Trò chơi, tiếng reo, bài hát minh họa.
-    Cấp 3: Bài học Giáo lý Bao Đồng 1 + Trò chơi, tiếng reo, bài hát minh họa.
3. Nghĩa sĩ: 
-    Cấp 1: Bài học Giáo lý Bao Đồng 2 + Trò chơi, tiếng reo, bài hát minh họa.
-    Cấp 2: Bài học Giáo lý Bao Đồng 3 + Trò chơi, tiếng reo, bài hát minh họa.
-    Cấp 3: Bài học Giáo lý Bao Đồng 4 + Trò chơi, tiếng reo, bài hát minh họa.
4. Hiệp sĩ 
-    Cấp 1: Bài học Giáo lý Vào Đời 1 + Trò chơi, tiếng reo, bài hát minh họa.
-    Cấp 2: Bài học Giáo lý Vào Đời 2 + Trò chơi, tiếng reo, bài hát minh họa.
-    Cấp 3: Tìm hiểu về Đức Mẹ  – Tìm hiểu về Công Đồng.

I. NHÂN BẢN: 
Một chương trình giáo dục nhân bản, dựa vào:
-    Qui luật phát triển tự nhiên của con người;
-    Môi trường sống;
-    Mối tương quan nhất định của con người với nhau và với môi trường sống.
Để đưa ra những nội dung phù hợp nhằm giúp các em:
-    Sống và phát triển theo luật tự nhiên, nhưng có hướng dẫn.
-    Sống hài hoà với môi trường và sống tốt các mối tương quan có chọn lựa. Đồng thời lớn lên một cách lành mạnh nhờ thấm nhuần các giá trị tích cực của môi trường, mà các em hay phụ huynh dù muốn dù không cũng phải sống trong đó, và chịu sự chi phối của nó.
1. Ấu nhi: 
-    Cấp 1: Sống tương quan gia đình: Vâng lời cha mẹ, anh chị em thương yêu nhau. + Trò chơi, tiếng reo, bài hát minh họa.
-    Cấp 2: Sống tương quan thân tộc: Biết cội nguồn của mình, hiểu biết về quan hệ gia tộc. Sống tinh thần gia tộc. + Trò chơi, tiếng reo, bài hát minh họa.
-    Cấp 3: Sống tương quan học đường: Tình thầy trò, nghĩa bạn bè. + Trò chơi, tiếng reo, bài hát minh họa.
2. Thiếu nhi: 
-    Cấp 1: Học và sống tương quan học đường: Bổn phận của đoàn sinh Thiếu Nhi Thánh Thể trong trương quan học đường. + Trò chơi, tiếng reo, bài hát minh họa.
-    Cấp 2: Học và sống tương quan cộng đồng xứ Đạo: Hiểu biết về tổ chức xứ đạo, chuẩn bị hiểu biết về Giáo Hội. + Trò chơi, tiếng reo, bài hát.
-    Cấp 3: Tìm hiểu bản thân: Sự phát triển con người về thể lý (vấn đề giới tính cần xét lại). + Trò chơi, tiếng reo, bài hát.
3. Nghĩa sĩ: 
-    Cấp 1: Tìm hiểu bản thân: Sự phát triển con người thể lý (có thể thêm chút ít về giới tính). Tôn trọng thân xác. Sống cao thượng. + Trò chơi, tiếng reo, bài hát.
-    Cấp 2: Tìm hiểu cộng đồng xứ Đạo: Hiểu biết về sinh hoạt và điều hành xứ đạo. + Trò chơi, tiếng reo, bài hát.
-    Cấp 3: Tham gia cộng đồng xứ đạo: Ý thức về vai trò của bản thân trong cộng đồng xứ đạo. Tinh thần cộng tác tham gia các sinh hoạt của xứ đạo + Trò chơi, tiếng reo, bài hát
4. Hiệp sĩ:
-    Cấp 1: Tìm hiểu cộng đồng xã hội địa phương: Lịch sử địa phương; Thành phần xã hội địa phương; nét đặc thù của địa phương. Thám du, tường trình. + Trò chơi, tiếng reo, bài hát.
-    Cấp 2: Tham gia cộng đồng xã hội địa phương. Tư cách của người Công giáo nói chung và Thiếu Nhi Thánh Thể nói riêng khi tham gia địa phương. Tinh thần truyền giáo trong công tác xã hội địa phương. + Trò chơi, tiếng reo, bài hát.
-    Cấp 3: Hướng nghiệp. Học hành. Trắc nghiệm bản thân, định hướng tương lai. Chọn nghề. + Trò chơi, tiếng reo, bài hát.

III.PHONG TRÀO:
1. Ấu nhi: Không học lý thuyết, không ghi chép bài. Nhưng giúp các em hiểu những điều căn bản về Phong Trào bằng thực hành với trò chơi, tiếng reo, và các bài ca minh hoạ.
-    Cấp 1: Thực hành nhuần nhuyễn cách tập họp, cách chào, Đồng phục TNTT.
-    Cấp 2: Nhận ra các cấp đoàn sinh qua khăn quàng, cấp hiệu bằng thực hành.
-    Cấp 3: Thuộc bài Tân Hành Ca, bài ca Ngành, các bài ca nghi thức Phong Trào.
2. Thiếu nhi: Lý thuyết ngắn, gọn, súc tích. Chủ yếu là thực hành bằng cách lặp lại nhiều lần trong các buổi họp hàng tuần. Cùng với các trò chơi, tiếng reo, bài ca minh hoạ.
-    Cấp 1: Tập thói quen dâng ngày; 10 Luật sống Thiếu Nhi.
-    Cấp 2: Ý nghĩa cách chào của Thiếu Nhi; Tổ chức đoàn Thiếu Nhi; Cách thực hiện Hoa Thiêng.
-    Cấp 3: Hiểu và sống Tôn chỉ Phong Trào bằng sinh hoạt thực hành.
3. Nghĩa sĩ: Dùng Nội quy để giải thích những điều các em đã thực hành nhuần nhuyễn ở  Ấu và Thiếu.
-    Cấp 1: Lý thuyết đơn giản Nội Qui Chương1.
-    Cấp 2: Lý thuyết đơn giản Nội Qui Chương 2.
-    Cấp 3: Lý thuyết đơn giản Nội Qui Chương 3.
4. Hiệp sĩ: Cung cấp kiến thức căn bản về Phong Trào, chuẩn bị cho các em bước lên Huynh Trưởng.
-    Cấp 1: Lý thuyết đơn giản Nội Qui Chương 4.
-    Cấp 2: Lý thuyết đơn giản Nội Qui Chương 5.
-    Cấp 3: Lý thuyết đơn giản Nội Qui Chương 6.

IV.CHUYÊN MÔN:
Nội dung chuyên môn không phải là mục đích cuối cùng. Nhưng là phương tiện giúp các em khéo léo, hiệu quả trong đời sống thường nhật. Mục đích chính là góp phần đào luyện con người trưởng thành.
1. Ấu nhi:
-    Cấp 1: Chăm sóc bản thân: Vệ sinh; điều độ; thể dục. Trò chơi. Băng reo. Bài hát.
-    Cấp 2: Làm việc trong gia đình: giúp cha mẹ những việc trong khả năng; tự tổ chức chỗ học riêng… Trò chơi. Băng reo. Bài hát.
-    Cấp 3: Nhận biết các dấu hiệu giao thông đơn giản. Trò chơi. Băng reo. Bài hát.
2. Thiếu nhi:
-    Cấp 1: Dấu hiệu giao thông, dấu đường trong Trò chơi lớn, Hành trình sa mạc, trò  chơi, bài ca sinh hoạt.
Cấp 2: Morse, Các nút dựng lều, cách dựng lều, trang trí lều, trò chơi, bài ca sinh hoạt.
-    Cấp 3: Các nút cao cấp, các hình thức mật thư và hiểu biết về khoá giải mã, trò chơi, bài ca sinh hoạt.
3. Nghĩa sĩ:
-    Cấp 1: Ước đạc, đọc bản đồ, tính cự ly theo tỷ lệ xích… các trò chơi, bài ca nhận thức.
-    Cấp 2: Phương hướng, chòm sao, cách sử dụng địa bàn hải bàn, vẽ bản đồ… trò chơi, bài ca nhận thức.
-    Cấp 3: Đọc sách ngắn. tóm lược và kể lại và nhận xét, trò chơi, bài ca nhận thức
4. Hiệp sĩ:
-    Cấp 1: Quan sát sự kiện, phê phán, chọn quyết định đúng. Trò chơi. Bài ca nhận thức
-    Cấp 2: Điều tra cơ bản. Thống kê xã hội. Trò chơi. Các bài ca nhận thức.
-    Cấp 3: Thiết kế, thực hiện chương trình từ thiện, bác ái nhỏ. Trò chơi. Bài ca nhận thức
LƯU Ý:
-    Hiệp Sĩ là ngành mới được thành lập (từ năm 1990, tại Orange, California) nơi Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam tại Hoa Kỳ,nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục thanh niên. Hành trình thăng tiến Hiệp sĩ có 5 bước: Hiệp sĩ khơi nguồn, Hiệp sĩ Xuất hành, Hiệp sĩ Nhập thế, Hiệp sĩ Xây đời, Hiệp sĩ Hướng tâm.
-    Tại Úc Châu cũng có áp dụng. Tại Việt Nam, từ năm 2004 ngành này được nghiên cứu và thử nghiệm tại một vài nơi trong các lớp Giáo lý Vào đời.
-    Nội dung chi tiết các phần học đã được phổ biến tại Văn Phòng Mục Vụ Thiếu Nhi và trong các Sa mạc Huấn luyện.