• Trang chủ

NỘI QUI TỔNG LIÊN ĐOÀN - CHƯƠNG III ĐIỀU HÀNH TỔNG LIÊN ĐOÀN

I - ĐIỀU HÀNH TỔNG LIÊN ĐOÀN 

Điều 23: Phân nhiệm giữa Hội đồng Lãnh Đạo, Hội Đồng Trung Ương và Ban Chấp Hành Trung Ương được xác nhận rõ rệt như sau:
          a) HĐLĐ: Có nhiệm vụ quyết định về Nội Quy, ấn định đường lối, giám sát việc thực thi những quyết định của Phong trào.
          b) Hội Đồng TƯ: Thi hành những quyết nghị của HĐ Lãnh Đạo Toàn Quốc về chương trình hoạt động thường niên. Chịu trách nhiệm trước Hội Đồng Lãnh Đạo toàn quốc.
          c) BCH- TƯ: Được Hội Đồng Lãnh Đạo Toàn quốc trao quyền trực tiếp điều khiển Phong Trào, BCH-TƯ thi hành các quyết nghị của Hội Đồng Trung Ương , điều hành về mọi phương diện chuyên môn, quản trị cũng như hành chánh và tài chánh của TLĐ.
Điều 24: Sự liên hệ giữa Tuyên Úy và HT cũng được xác nhận như sau :
Thực quyền lãnh đạo TLĐ vốn ở nơi các linh mục tuyên úy do hàng Giáo phẩm trao ban. Nhưng quyền này được ủy thác cho các Huynh trưởng tùy khả năng của họ (theo nguyên tắc Công Giáo Tiến Hành)
Huynh Trưởng khi được bầu cử và bổ nhiệm sẽ có quyền trong việc tổ chức và điều khiển TLĐ. Tuyên Úy chỉ trực tiếp can thiệp trong những vấn đề quan trọng, nhất là trong việc huấn luyện đạo đức hoặc khi các Huynh trưởng tỏ ra bất lực trong nhiệm vụ. Tuy nhiên Tuyên úy cũng có quyền thay đổi Huynh trưởng.
Điều 25: Trợ Úy và HT được phân biệt như sau:
          - Trợ úy cộng tác với cha tuyên úy trong nhiệm vụ của ngài, nhất là việc huấn luyện tinh thần và đạo đức cho các đoàn sinh.
          - Huynh trưởng là người trực tiếp thường xuyên điều khiển TLĐ, chính thức chịu trách nhiệm về lãnh đạo và sinh hoạt trước cha tuyên úy liên hệ.
Điều 26:  Các TU hay Trợ Úy luôn cố gắng tạo cơ hội và uy tín cho các HT làm việc, không nên lấn át hết mọi công việc của Huynh trưởng và luôn tỏ ra tín nhiệm họ.
Điều 27:  Khi các Trợ Úy nam nữ trực tiếp điều khiển TLĐ, phải qua các khoá huấn luyện đặc biệt và phải được cấp chứng chỉ. Bằng không các trợ úy chỉ giữ vai trò cố vấn hay huấn luyện đạo đức mà thôi.
Riêng về các linh mục tuyên úy, TLĐ đề nghị tham dự các cuộc hội thảo có kèm thực tập để các vị, tuy không làm tất cả, nhưng phải biết tất cả hầu có thể mưu ích tối đa cho TLĐ.

II- CẤP BẬC VÀ NHIỆM VỤ:

Điều 28:  CẤP CHI ĐOÀN:
Mỗi Chi Đoàn do một Chi Đoàn Trưởng chịu trách nhiệm. Cấp này được quyền điều khiển và huấn luyện đơn vị mình theo đúng Nội Quy, Nghi Thức, Thủ Bản, các mệnh lệnh cấp trên và các tài liệu chính thức của TLĐ. Chi đoàn phó và các huynh trưởng tập sự có nhiệm vụ trợ giúp Chi đoàn trưởng và thay thế khi Chi đoàn trưởng vắng mặt.

Điều 29:  CẤP PHÂN ĐOÀN:
Các Phân Đoàn Trưởng ngành Ấu Nhi, Thiếu Nhi và Nghĩa sĩ  có nhiệu vụ:
          - Chịu trách nhiệm về hành chánh của Phân đoàn với cấp trên,
          - Giúp đỡ và huấn luyện bổ túc cho các HT của các Chi Đoàn,
          - Phối hợp với các Chi Đoàn Trưởng để soạn chương trình dài hạn cho Phân đoàn.
          - Kiểm soát mức tiến của các đoàn sinh và hoạt động của các Chi Đoàn Trưởng trong Phân đoàn.
Các Phân đoàn phó có nhiệm vụ trợ giúp và thay thế Phân đoàn trưởng khi cần.
Đìêu 30:  CẤP ĐOÀN:
Ban Quản Trị Đoàn có chung trách nhiệm vớiø Cha TU về tinh thần tổ chức và sinh hoạt của Đoàn. Trách nhiệm đó được xác định như sau:
          - Chịu trách nhiệm về hành chánh trong Đoàn đối với cấp trên.
          - Phối hợp hoạt động các Ngành trong Đoàn,
          - Đại diện các đơn vị trong Đoàn liên lạc với chánh quyền khi cần,
          - Đào tạo và huấn luyện bổ túc cho các HT các cấp trong Đoàn.
Điều 31:  CẤP HIỆP ĐOÀN:
Cha TU Hiệp Đoàn với sự cộng tác của BQT Hiệp Đoàn có nhiệm vụ phối hợp hoạt động của các Đoàn trực thuộc, tổ chức các khoá huấn luyện căn bản cho HT Cấp I, các cuộc họp bạn liên xứ, thăm viếng và đôn đốc các Đoàn được thăng tiến.
Điều 32:  CẤP LIÊN ĐOÀN:
 Cha TU Liên Đoàn cùng với BCH Liên Đoàn chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của LĐ trong Giáo phận. Đặc biệt lo đào tạo HT cấp II. Đồng thời cũng thăm viếng và đôn đốc các sinh hoạt của các Hiệp Đoàn cho thêm hữu hiệu.
Điều 33:  CẤP TỔNG LIÊN ĐOÀN:
Cha Tổng Tuyên Úy toàn quốc cùng với Ban Chấp Hành TƯ lãnh nhiệm vụ phối hợp tổ chức TLĐ trên bình diện toàn quốc, đặc biệt về phương diện thống nhất đường lối và sinh hoạt chung, Huấn luyện HT cấp III v.v…, đồng thời chịu trách nhiệm về TLĐ trước Hội Đồng Giám Mục và Phong Trào Quốc tế.
Điều 34:  Các Ủy Ban gồm có:
                    + Ủy ban Kinh tài,
                    + Ủy ban Kỹ thuật,
                    + Ủy ban Thông tin-báo chí,
                    + Ủy ban Bảo trợ Ơn Thiên triệu,
                    + Ủy ban Xã hội,
                    + Ủy ban liên lạc các cựu Huynh Trưởng.
* Trực thuộc Phó Chủ Tịch đặc trách Quản trị:
                    + Ủy ban Ngành Ấu,
                    + Ủy ban Ngành Thiếu
                    + Ủy ban Ngành Nghĩa
                    + Ủy ban Huấn luyện các huấn luyện viên.
* Trực thuộc Phó Chủ Tịch đặc trách Nghiên Huấn:
Các Ủy ban này cũng có tại các Giáo phận để đảm nhiệm những trách vụ đặc biệt trong Tổng Liên Đoàn.

III- ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC BỔ NHIỆM:
Điều 35: CẤP CHI ĐOÀN TRƯỞNG:
+ Đủ 16 tuổi cho ngành Ấu và ngành Thiếu; 18 tuổi cho Nghĩa sĩ.
+ Đã nhận được chứng chỉ khả năng Cấp I trở lên,
+ Đã tập sự ít nhất 6 tháng.
+ Được Cha TU xứ Đoàn chứng nhận có đủ tư cách, đạo đức xứng hợp và bổ nhiệm.
Điều 36:  CẤP PHÂN ĐOÀN TRƯỞNG - ĐOÀN TRƯỞNG
+ 18 tuổi cho ngành Ấu nhi và cho ngành Thiếu nhi, 21 tuổi cho Nghĩa sĩ và Xứ Đoàn trưởng.
+ Có chứng chỉ khả năng Cấp II trở lên,
+ Đã phục vụ trong Phong trào ít nhất 1 năm với tư cách  Huynh Trưởng.
+ Được Cha TU xứ Đoàn chứng nhận có đủ đạo đức, tư cách và khả năng xứng hợp.
+ Đã nhận giấy bổ nhiệm của Cha TU Hiệp Đoàn nếu là ngành Trưởng, và của Cha Tuyên úy Liên Đoàn nếu là Xứ Đoàn Trưởng.
Điều 37:  CẤP HIỆP ĐOÀN:
+ Đủ 21 tuổi
+ Có chứng chỉ khả năng cấp III
+ Được Cha TU Hiệp Đoàn chấp thuận và đề nghị
+ Đã có sự bổ nhiệm chính thức của Cha TU Liên Đoàn.
Điều 38:  CẤP HUYNH TRƯỞNG LIÊN ĐOÀN:
Để được bầu vào Ban Chấp Hành, các Huynh trưởng phải hội đủ những điều kiện sau đây:
+ Đã là thành phần trong Ban Quản Trị Xứ Đoàn trở lên.
+ Có chứng chỉ khả năng HT Cấp III
+ Được một Cha TU Hiệp Đoàn đề cử
+ Phải được TƯ hợp thức hóa sau khi được bầu.
Điều 39:  CẤP HUYNH TRƯỞNG TOÀN QUỐC:
Được bầu vào Ban Chấp Hành Trung Ương, các Huynh trưởng có đủ điều kiện sau đây :
+ Đã là thành phần trong Ban Quản Trị Hiệp Đoàn trở lên.
+ Có chứng chỉ khả năng Cấp III
+ Được một Cha TU Liên Đoàn đề cử
+ Sau khi được bầu lên phải làm lễ nhận chức và tuyên thệ trước Hội Đồng Lãnh Đạo toàn quốc.

IV- HUẤN LUYỆN HUYNH TRƯỞNG:

Điều 40:  Các chứng chỉ khả năng Huynh Trưởng:
Để tạo điều kiện cho các Huynh trưởng học hỏi và tiến bước, Tổng Liên Đoàn có các cấp huấn luyện chính thức sau đây :
          + Cấp I hay sơ cấp,
          + Cấp II hay Trung cấp,
          + Cấp III hay Cao cấp
          + và một Đặc cấp dành cho các Trưởng thâm niên có nhiều thành tích xứng đáng.
Điều 41: Mỗi cấp phải qua 1 khoá huấn luyện và có chứng chỉ khả năng cho các huynh trưởng thành công trong khoá đó.
          Chương trình huấn luyện và điều kiện tham dự các Khoá đó sẽ quy định trong Quy Chế Huấn Luyện.

VẤN ĐỀ NGHIÊN HUẤN

Điều 42:  UB Nghiên Huấn Toàn Quốc đảm trách phần nghiên cứu và huấn luyện trong Tổng Liên Đoàn. Ủy Ban này gồm có :
          + Khối Nghiên Huấn Trung Ương.
          + Trưởng Ban Nghiên Huấn các Liên Đoàn
          + Các Huấn luyện viên chính thức được mời
Điều 43:  Khối Nghiên Huấn TƯ gồm có:
          + Ban Tuyên Úy Nghiên Huấn TƯ
          + Phó Chủ Tịch  đặc trách Nghiên Huấn TƯ
          + Các Ủy viên liên hệ
Điều 44:  Ban Tuyên Úy Nghiên Huấn TƯ gồm có:
          + Một linh mục Trưởng Ban
          + 3 linh mục đặc trách 3 ngành:Ấu, Thiếu, Nghĩa
Điều 45:  Tại các Liên Đoàn, Ban Nghiên Huấn gồm có:
          + Cha TU Liên Đoàn là trưởng ban
          + Các Cha TU các Hiệp Đoàn
          + Phó Chủ Tịch đặc trách Nghiên huấn LĐ và các               Ủy viên liên hệ
          + Một số HLV chính thức được mời.
Điều 46:  Khối Nghiên Huấn TƯ có bổn phận nghiên cứu các tài liệu học tập và huấn luyện. Trực tiếp huấn luyện cấp III trên toàn quốc, hỗ trợ và kiểm soát các khoá huấn luyện cấp II. Trung Ương có thể ủy quyền cho các Liên Đoàn mở các khoá Cấp III, nhưng kết quả của mỗi khoá Cấp III đều do Truởng Ban Tuyên Úy Nghiên Huấn chứng thực và Ban  Chấp Hành công bố.
Ban Nghiên Huấn Liên Đoàn có bổn phận huấn luyện HT cấp I và II trong LĐ. Trưởng ban Nghiên huấn Liên Đoàn sẽ chứng thực các khoá cấp I và II trong Liên Đoàn mình. Các khoá Huấn luyện Cấp I có thể do Hiệp Đoàn tổ chức với sự đồng ý của Trưởng Ban Nghiên Huấn Liên đoàn.
Điều 47:  Tất cả các khoá huấn luyện phải được thực hiện đúng đường lối và chất liệu do Hội Đồng Lãnh Đạo toàn quốc chấp thuận. Trưởng Ban Tuyên Úy Nghiên Huấn toàn quốc và Trưởng Ban Nghiên Huấn Liên Đoàn phải chịu trách nhiệm về sự trung thực đó.

IV- HUẤN LUYỆN ĐOÀN VIÊN:

Điều 48:  Để giúp các đoàn sinh tiến bước liên tục và hữu hiệu, Tổng Liên Đoàn đặt ra các Cấp cho mỗi Ngành. Bài học lý thuyết và thực hành của mỗi Cấp được ghi trong cuốn “CHƯƠNG TRÌNH THĂNG TIẾN TLĐ THIẾU NHI THÁNH THỂ VIỆT NAM” do Trung Ương soạn thảo gồm: Phong trào, Giáo lý, Thánh Kinh và chuyên môn.

Điều 49:  Các đoàn sinh cả 3 ngành đều có 3 cấp liên tiếp: Cấp I, Cấp II và Cấp III. Mỗi lần tiến qua một cấp, sau khi trắc nghiệm khả năng, đoàn sinh được quyền mang cấp hiệu trong một nghi thức thăng tiến do các Trưởng liên hệ quyết định.