II. THỰC HÀNH
1. Tư cách và cử chỉ của người lịch sự trong đời tư:
* VỀ ĐIỆU BỘ:
1/ Toàn thân: toàn thân tự nhiên, thẳng thắn, không quá cứng rắn, cũng không quá mềm nhũn.
2/ Đầu cổ: giữ ngay ngắn, đừng vẹo vọ, ngông ngang.
3/ Nét mặt: tươi tỉnh, đứng đắn, tự tin sẽ gây thiện cảm.
4/ Vầng trán: đừng nhăn nhó, nhưng tự nhiên, cởi mở.
5/ Đôi mắt: đừng ngó ngang ngửa, cũng đừng liếc dọc ngang, hay nhìn chằm chằm vào người khác, nhất là với người khác phái.
6/ Miệng: nên khép lại, tập thở bằng mũi vừa vệ sinh, vừa dễ coi hơn.
7/ Đôi tay: đừng thọc vào túi quần, chắp tay sau lưng hay là chống nạnh; cũng đừng gãi tai cạy mũi, cạo răng, bẻ đốt tay...
8/ Đứng: toàn thân phải thằng thắn, đừng đứng một chân, hay dựa lưng vào tường hay bắt chéo chân. Khi đứng, nhớ đừng chắn ngang mặt người khác, không đứng giữa cửa, giữa đường.
9/ Ngồi: khi ngồi, toàn thân giữ thẳng, hai tay nên để trên gối hay trên bàn. Không nên bắt chân chữ ngũ. Trước khi ngồi, phải xin phép chủ nhà, và đợi chủ nhà mời ngồi.
10/ Dáng đi: dáng đi biểu lộ tính tình, không nên đi quá chậm chạp, uể oải, hoặc hấp tấp. Khi đi chơi với người khác, phải nhường chỗ tốt cho người khác.