1. Soạn giáo án. Soạn một kế hoạch cho suốt năm học, cho mỗi tháng và đặc cho mỗi bài học hằng tuần.
2. Đi theo chương trình. Hãy trở nên một phần tử của đội truyền giáo. Nếu GX
hoặc chương trình giáo lý (theo sách vở) đã có sẵn, thì bạn hãy cố gắng trông
vào đó mà soạn kế hoạch. Tôi không cần phải dạy hết tất cả mọi bài trong sách,
và càng không nên dạy những đề theo sở thích riêng của mình. Quá trình học giáo
lý có khi là cả một đời người. Từ lớp mẫu giáo cho tới trung học, không ít thì
nhiều các em học sinh sẽ hấp thụ được về giáo lý đức tin.
3. Cách giáo dục dễ hiểu. Thường xuyên những cách giáo dục các em bằng cách
đọc, đóng kịch (skit/drama), vẽ, thủ công và bàn thảo.
4. Nhạc và phim ảnh. Tôi sẽ không ngần ngại khi phải sử dụng các máy móc và máy
vi-tính để giúp các em hiểu về các đề tài.
5. Cầu nguyện. Tôi cần phải dạy các em biết cầu nguyện tới mức độ mà các em cảm
nhận được sự liên kết với Ba Ngôi – Cha, Con và Thánh Thần. Dạy cho các em biết
nói chuyện với Chúa một cách tự nhiên như đàm thoại với một người thân thiện
trong cuộc sống của các em. Nhưng quan trọng là chính tôi phải thực hành điều
này trước.
6. Chứng nhân mãnh liệt. Tôi cần giới thiệu với các em những Kitô hữu sống động
trong cộng đoàn giáo xứ. Những người này sẽ cho các em thấy một khía cạnh khác
trong cuộc sống đức tin hằng ngày của họ.
7. Đức Giêsu là tâm điểm. Tất cả các bài học được chú trọng tới Chúa Kitô là
trọng tâm (Christocentric). Đừng để những chi tiết nhỏ hoặc hình thức bên ngoài
đánh mất đi trọng tâm này.
8. Trách nhiệm của tôi là liên lạc với phụ huynh. Tôi không nên trông vào người
khác để làm việc này.
9. Tôi cần biến hóa các bài học để dẫn tới ân sủng, hơn là dạy các em cách sử
sự. Ân sủng là quà tặng miễn phí từ Thiên Chúa, và vì vậy tôi cần tạo nên một
môi trường học hỏi chan chứa với ân sủng. Nói khác đi, một môi trường mà các em
sẽ cảm nhận được ân sủng từ Thiên Chúa.
10. Tôi nên luôn nhắc mình rằng tất cả những bước mà các em sẽ đi qua phải dẫn
tới sự cảm nghiệm phó thác vào ân sủng và trở nên những tạo vật mới trong Đức
Kitô.