• Trang chủ

SƯ PHẠM GIÁO LÝ -Sư huynh GIUSE LÊ VĂN PHƯỢNG, FSC biên soạn 2003


DẪN NHẬP
Trong quyển sách LIVINGLIFE FULLY (SỐNG HẾT MÌNH để trưởng thành nhân cách), tác giả Earnest L. Tan kể câu chuyện như sau:

Một cậu bé lền nọ tập trung hết can đảm để hỏi mẹ: “Mẹ ơi, sao mẹ đánh con hoài thế mẹ ?”
Người mẹ trả lời: “Con á, mẹ đánh con là vì mẹ thương con. Nếu mẹ không quan tâm đến con, thì mẹ chẳng mất công sửa trị con !”
Nghe vậy, cậu bé nhíu mày, nó đưa tay gãi gãi đầu và nói: “Mẹ à, vậy thì mẹ vui lòng bớt thương con đi một chút... Mẹ thấy đó, tình thương của mẹ làm con đau khủng khiếp
!” (Earnest L. Tan, LIVINGLIFE FULLY - SỐNG HẾT MÌNH để trưởng thành nhân cách, 2000).
Hoạt động giáo dục luôn luôn phải hội đủ các yếu tố:
Mục đích (ý hướng)
Nội dung
Phương pháp

Đã hẳn mục đích và nội dung huấn giáo luôn luôn là quan trọng. Nhưng ý hướng của chúng ta không ăn khớp với cách mà chúng ta hành động để giới thiệu Chúa Giêsu cho trẻ. Do vậy, đôi khi chúng ta lại dọn “cỗ” cho trẻ, “thức ăn” rất ngon, nhưng toàn là những thứ mà chúng không thể nhai, nuốt được và có lúc chúng cũng ước mong như cậu bé trong câu chuyện trên: “việc dạy giáo lý của thầy, cô làm cho em chán khủng khiếp”; và như vậy, nói như thánh Phaolô: Thập giá của Đức Kitô đã trở nên vô hiệu.

Vấn đề dạy học hôm nay không chỉ là dạy cái gì? Mà còn là dạy cách nào? Đường hướng huấn giáo của Công đồng Vatican II cũng nhấn mạnh đến việc đổi mới phương pháp.

Đây là tập tài liệu trình bày các đề tài sư phạm giáo lý theo góc độ sư phạm, đáp ứng nhu cầu huấn luyện giáo lý viên trong những khoá ngắn hạn. Tất nhiên không thể đầy đủ nhưng là giúp giáo lý viên và những huấn luyện viên có những kiến thức cơ bản về đường hướng canh tân huấn giáo của Giáo Hội và những phương pháp mà Huấn giáo đề nghị áp dụng trong dạy giáo lý.

[Bài viết có thể tìm thấy trong tài liệu Sư Phạm Giáo Lý, do SH. Giuse Lê Văn Phượng, biên soạn 2003, Tủ Sách La San, Sài Gòn, trang 146.]

[1] x. Gp. Cần Thơ, Giáo huấn của Giáo Hội về GLV, tài liệu huấn luyện GLV, bài 10 – 12
[2] Thánh bộ Truyền bá Tin Mừng, sđd, số 11.
[3] Thánh bộ Truyền bá Tin Mừng, sđd, số 13.
[4] ĐGH J.P II, Sứ vụ Đấng Cứu Chuộc (RM), 1990, số 59
[5] ĐGH J.P II, Tông Huấn Kitô Hữu Giáo Dân (LC), số 41 - 43
[6] Thánh bộ Truyền bá Tin Mừng, sđd, số 12.
[7] ĐGH J.P II, Tông Huấn Về Việc Dạy Giáo Lý (CT), số 53.
[8] CĐ Vat 2, Sắc Lệnh Về Hiệp Nhất (DM), 4,11, 24 – Sắc Lệnh Về Truyền Giáo (AG), 15.
[9] Thánh bộ Truyền bá Tin Mừng, sđd, số 14
[10] CĐ Vat 2, Sắc Lệnh Về Hiệp Nhất (UR), số 1và 3.
[11] Thánh bộ Truyền bá Tin Mừng, sđd, số 15.
[12] CĐ Vat 2, Tuyên Ngôn Liên Lạc Với Các Tôn Giáo Ngoài Kitô giáo (NA), số 2.
[13] Xem Thánh bộ giáo sĩ, Hướng Dẫn Tổng Quát Về Việc Dạy Giáo Lý, 1997, số 129 - 130