• Trang chủ

Kĩ năng tập hát sinh hoạt

       “Hát để nhớ đời, hát không phải để chốn đời”, đó là lời trong một bài hát của nhạc sĩ Trần Đình Tuân. Như thế ca nhạc không phải là xướng ca vô loài, mà ngược lại ca nhạc mang một sứ mạng cao cả GIÁO DỤC BẰNG TRUYỀN CẢM.
      Những lúc vui, lúc buồn trong cuộc sống chúng ta đều có thể cất lên một bài ca phù hợp với tâm tình của mình. Hãy hát chứng tỏ một tâm hồn vui vẻ, con người cởi mở……Tuổi trẻ chúng ta thường hay hát nhưng phải hát sao cho hợp tình, hợp cảnh, đúng phong cách, đúng điệu mới lột tả hết ý nghĩa của bài hát.
      Trong các dịp sinh hoạt tập thể, đặt biệt là với các trẻ, các em học sinh, thiếu nhi, các bạn sinh viên……bài hát sẽ tạo bầu khí vui tươi, hóa đồng, thân tình……nhưng để hát sao cho diễn  tả được tâm tình của mình chúng ta cần biết một số kỹ năng khi học hát và tập hát.

I.KỸ THUẬT TẬP HÁT
1.Chú ý lắng nghe:
  •  Lắng nghe người dạy hát, không hát theo ngay
  •  Để ý những chỗ láy, ngắt, mạnh, nhẹ…
2.Ghi chép:
  • Gạch dưới những nhịp mạnh, nhanh và những chữ ngắn dài hay lên giọng
  • Ghi những chữ thay đỗi lớn nhỏ…
   3.Hát theo:
  • Hát mạnh dạn, lớn tiếng để nếu sai thì người dạy có thể biết mà sửa ngay
  • Giữ vững chỗ mạnh yếu theo tiết điệu bài hát mà người dạy hát đã lưu ý
  • Vừa hát vừa gõ nhịp nếu cần
 4.Ôn luyện:
  • Giữ tài liệu cẩn thận, để khi cần đến sẽ có ngay (nếu quen)
  • Hát lại hiều lần và nên hát thuộc lòng

II. KỸ THUẬT TẬP HÁT

   1.Chọn bài hát:
Hợp hòan cảnh, mục đích, ý nghĩa. Bài vui ngắn dễ hát, sinh động.
-    Phù hợp với chủ đề
-    Phù hợp với đối tượng
-    Phù hợp với khung cảnh
-    Phù hợp với khả năng bản thân
  
2.Cách tập hát
  • Chỉ rõ những chỗ khó trước (với các em nhỏ cho đọc lời qua vài lần)
  • Hát toàn bài 2,3 lần cho tập thể nghe quen tai nhạc. Lời và nhịp điệu phài hát thật đúng và rõ ràng.
  • Hát mẫu từng câu, từng đoạn ngắn rồi mời tập thể hát lại ngay. Mỗi câu, mỗi đoạn nên hát một vài lần, tuy nhiên chỗ nào dễ quá nên qua nhanh
  • Chỗ nào hát sai sửa ngay, nếu không người người đựơc tập sẽ quen đi và khó sữa lại được.
  • Muốn người tập không chán và hát dễ dàng hơn nên chia ra làm nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm lập lại 1 lần.
Hát lại toàn bài 1,2 lần khi đã tập xong.

Chú ý :
-    Bài hát đã tập được nên dùng luôn nhiều ngày kế tiếp
-    Người tham dự đứng hoặc ngồi: vòng tròn, vòng cung, chữ U
-    Người tập: phải biết hát thuần thục, hát đúng lời, đúng nhịp, đúng cung giọng.