I. DANH HIỆU
Sa Mạc với mã số thứ tự do Trung Ương cấp.
II. MỤC ĐÍCH
Đào tạo các Trợ Tá trong Phong Trào để hỗ trợ cho các Xứ Đoàn.
III. ĐỊNH CHẾ HUẤN LUYỆN
Dự đủ các Sa Mạc do Ban Nghiên Huấn đề ra.
2. Được sự giới thiệu của Cha Tuyên Uý, Trợ Uý, hay một Trợ Tá của Phong Trào.
2. Đã tham dự sa mạc đầy đủ. 3. Tham dự một (1) ngày tĩnh tâm. 4. Sa Mạc Trưởng phê chuẩn và gởi danh sách vè cho Cha Tuyên Uý liên hệ để được công bố.
2. Phải có một Sa Mạc Phó (††) để phụ tá và thay thế Sa Mạc Trưởng khi cần. 3. Có ít nhất là 3 Huấn Luyện Viên. 4. Ban Chấp Hành Liên Đoàn có nhiệm vụ thông báo cho Ban Chấp Hành Trung Ương biết thời gian và địa điểm sa mạc huấn luyện 6 tháng trước ngày mở sa mạc để phổ biến cho toàn quốc cũng như các nơi khác. Ban Chấp Hành Liên Đoàn, Đoàn hoặc Tổng Liên Đoàn.
Ban Nghiên Huấn Liên Đoàn/Đoàn phối hợp với Ban Nghiên Huấn Trung Ương.
Ban Chấp Hành Trung Ương
IV. NỘI DUNG HUẤN LUYỆN
Hành trình về Giêrusalem của Chúa Giêsu để lãnh chịu sự thương khó vì yêu thương nhân loại. (Phúc Âm Thánh Marcô, đoạn 11 và 12:1-12)
Chân dung Chúa Giêsu – Con Người nhân hậu - được diễn tả qua hình ảnh người Samaritanô tốt lành, luôn sẵn sàng giúp đỡ và đồng hành với những người yếu đuối trong xã hội, bỏ mặc những ngôn luận và dị nghị của người đời. Người Trợ Tá được mời gọi nên giống Chúa Kitô, luôn sẵn sàng đón nhận những khó khăn và thử thách trong cuộc sống để chu toàn trách nhiệm được giao phó. Họ là những nhịp cầu nối kết mọi người với nhau trong Phong Trào và trong cuộc sống.
Tùy theo nhu cầu từng địa phương, Ban Huấn Luyện sa mạc sẽ chọn các bài khóa cho đủ số tín chỉ học của mỗi lãnh vực trong toàn bộ khoá huấn luyện. Số tín chỉ yêu cầu cho sa mạc Trợ Tá ít nhất là 10 tín chỉ.
C1. Hiểu Biết Phong Trào (3 tín chỉ)
502. Hệ thống và sơ đồ tổ chức của Phong Trào (1 tín chỉ): hiểu biết sơ lược các sơ đồ tổ chức trong Nội Quy từ cấp đoàn đến trung ương. 503. Nghiêm tập căn bản (1 tín chỉ): thực tập các thế chào, nghỉ, nghiêm, phát tua, và phát cờ danh dự. Lượt sơ qua ý nghĩa của các tua khen thương và các đội hình tập họp. 504. Hiểu biết các ngành chính thức trong Phong Trào (1 tín chỉ): tìm hiểu cách thức phân chia và phân biệt các ngành trong Phong Trào. Ý nghĩa của các màu khăn. 505. Cấp bậc và nhiệm vụ các vai trò trong ban chấp hành, ban thường vụ, và ban quản trị (1 tín chỉ): phân biệt các danh từ các ban, các chức vụ, và nhiệm vụ của các vai trò trong ban.
C2. Vai trò và Trách Nhiệm (4 tín chỉ) cái anh cần hỏi em nè
512. Vai trò và trách nhiệm của Trợ Tá (1.5 tín chỉ): vai trò trung gian giữa Cha Tuyên Uý/Hội Đồng mục vụ giáo xứ/Ban Chấp Hành Cộng Đoàn/phụ huynh và ban Huynh Trưởng. Trách nhiệm của người Trợ Tá với Cha Tuyên Uý, với đoàn, và với các Trưởng. 513. Các mối tương quan và những liên hệ (1 tín chỉ): tìm hiểu những tương quan và hỗ trợ cần thiết của Trợ Tá với cha Tuyên Uý, Trợ Uý, phụ huynh, huynh trưởng, và các em. 514. Câu chuyện dưới cờ (1 tín chỉ): tìm hiểu các ý lực sống trong các sa mạc và cách thức thực hiện buổi nói chuyện với các sa mạc sinh dựa trên ý lực sống. 515. Sống Ngày Thánh Thể (1 tín chỉ). 516. Những phương thức tổ chức Chầu Thánh Thể cho ngành Tuổi Thơ, Ấu Nhi, Thiếu Nhi và Nghĩa Sĩ. (2 tín chỉ) 517. Dự Án Lên Đường. (1 tín chỉ).
C3. Hệ Thống Giáo Dục của Phong Trào (3 tín chỉ)
522. Khung cảnh Thánh Kinh trong môi trường huấn luyện (1 tín chỉ): trình bày các khung cảnh giáo dục dựa trên Kinh Thánh và những nhân vật tiêu biểu tượng trưng cho mẫu người lý tưởng của từng giai đoạn phát triển về tâm sinh lý của các em và các Huynh Trưởng. 523. Chương trình thăng tiến đoàn sinh (1 tín chỉ): giới thiệu tổng quát về các môn học và các sinh hoạt trong chương trình giáo dục các ngành Tuổi Thơ, ngành Ấu Nhi, ngành Thiếu Nhi và ngành Nghĩa Sĩ. 524. Hành trình Tu Đức của người Trợ Tá (1 tín chỉ): tìm hiểu các giai đoạn trong hành trình tu đức của người Trợ Tá - người Samarita nhân hậu giữa thời đại. 526. Hiểu biết Tâm Lý Trẻ. (1.5 tín chỉ)
|
"Thiếu nhi thực hiện Hoa thiêng. Chân thành với Chúa, hồi tâm mỗi ngày"