• Trang chủ

Kĩ năng biên soạn mật thư

I.Thực hiện Mật Thư :
Trong bất cứ trò chơi nào ở trại, Mật Thư vẫn là điều lý thú, vì nó mang nhiều tính bất ngờ, nhanh trí, biến báo,sáng tạo, can đảm, đoàn kết.
Vì vậy, Mật Thư trong trò chơi phải được thực hiện một cách có tính toán trước về mục đích, nội dung cũng như hình thức.
Ðối với mọi người Trưởng, để thực hiện Mật Thư trong trò chơi phải lưu ý các điểm sau đây:

Chủ đề : Phải nắm vững chủ đề trại hoặc buổi chơi. Các trò chơi, nhất là trò chơi lớn, phải xoay quanh chủ đề đó. Vì vậy Mật Thư không ra ngoài chủ đề này.

Ðịa thế : Ðể lên phương án cho một trò chơi lớn và để làm Mật Thư, phải quan sát đất trại, địa thế chơi và có thể phác họa tiến trình của trò chơi lớn với các trạm, các điểm " gài" Mật Thư.

Thực hiện : Khi có nội dung của Mật Thư theo các trạm, ta có thể thực hiện Mật Thư ngay. Chọn một trong các dạng mậtmã, đặt khóa, rồi theo chìa khóa làm Mật Thư. Làm xong, ta đọc lại, rồi dịch ra để xem có sait hiếu chỗ nào không.

Mật Thư được thực hiện bằng nhiều cách và trên nhiều vật liệu khác nhau : như lá cây, thân cây, giấy, đất, gạch.. Những vật liệu này phải bảo đảm được hình thức và nội dung của Mật Thư, nếu không, thời gian hoặc thời tiết có thể làm sai lạc Mật Thư.

II. Giấu Mật Thư :
Giấu Mật Thư cũng là một sảo thuật để gây sự " ấm ức" cho người chơi. Vì vậy người giấu Mật Thư phải lưu ý các điểm sau :

Dấu hiệu chỉ có Mật Thư : Ðể người chơi tìm mật Thư ta phải luôn cho dấu hiệu chỉ dẫn rõ ràng và chính xác, nhất là về khoảng cách và phương hướng của Mật Thư. Nếu không, có thánh mới biết có Mật Thư mà tìm.

Giấu Mật Thư : Mật Thư được cất giấu dưới rất nhiều hình thức và nhiều vị trí để gây sư can đảm, hoặc óc phán đoán, sáng tạo cũng như tính cách cảnh giác của người chơi, như giấu trong nồi cơm đang nấu, trên chính quần áo mà họ đang mặc, hoặc trong một cục " phân bò" còn nóng hổi, hay trong ổ kiến lửa..

Nhưng Mật Thư phải được cất giấu tại một vị trí cố định và phải có một ám hiệu đặc biệt hoặc rõ ràng, hoặc lu mờ để người tìm phải quan sát, phán đoán mới tìm ra, vì tìm kím mật Thư phải dùng trí hơn dùng sức.

Ví dụ : Mật Thư giấu trên cây, ngoài dấu hiệu hướng dẫn khoảng cách và phương hướng, ta phải làm giấu ám hiệu đặc biệt mà người tìm phải lưu ý và tìm Mật Thư đâu đó chứ không nên tìm ở chỗ khác. Như ta bẻ một cành lá, hoặc tuốt hết lá của một cành, hoặc cắt đi một nửa của một số lá của cành bên cạnh cành có Mật Thư.. để là ám hiệu. Nếu không, cả một cây um tùm làm sao mà tìm, và có khi cả ta nữa cũng chẳng tìm ra Mật Thư mà chính ta đem giấu.

3. Bảo quản Mật Thư : Mật Thư được giấu ở đâu, hình thức nào cũng phải được bảo quản để không bị saii lạc như phai mờ, rách nát. và không để thất lạc vị trí.

III. Tìm Mật Thư :
Bất cứ Mật Thư nào được cất giấu cũng phải có một dấu hiệu hướng dẫn. Dấu hiệu d0ó có thể là một hình vẽ hoặc một bản văn. Trước khi tìm Mật Thư ta phải luôn luôn đề cao cảnh giác đọc kỹ dấu hiệu : hướng Mật Thư và khoảng cách Mật Thư, rồi chính xác theo chỉ dẫn, đứng quan sát xem vị trí đó có gì khác thường, đặc biệt không : Có thể có một viên sỏi trong đám cỏ xanh, hoặc một nhúm cỏ bị cụt lá, hoặc một cây cỏ bị nhổ lên khỏi đất. Mật Thư nằm đâu đó !

Nhẹ nhàng tìm kím cẩn thận, đừng vội vã bới tung hoặc quần nát vị trí Mật Thư. Bởi vì Mật Thư không luôn luôn là một tờ giấy được cất giấu ở dưới đất, nhưng có thể là những lá cỏ xếp lại trên đất mà ta đã xóa, hoặc Mật Thư là một lá cây khô được để khơi khơi trên mặt đất, hoặc ở trong một cục " phân chó " nằm trơ trẽn trên bãi cỏ. mà ta " dại dột" đã quăng đi mất.

Ta luôn nhớ : Mật Thư tìm bằng trí chứ không tìm bằng sức, như thế phải luôn luôn đề cao cảnh giác, lưu ý những dấu hiệu khác thường, đặc biệt,. Vì trong trò chơi lớn, tất cả được tính toán.

IV. Giải Mật Thư :
Tìm mật Thư đã "oái oăm" nhưng giải Mật Thư còn "oái oăm"hơn. Vì thế, tìm được mật Thư rồi điều ta phải tìm, phải đọc, phải hiểu trước tiên là chìa khóa . Một điều chắc chắn là bao lâu ta chưa tìm ra được chìa khóa, thì còn khuya ta mới giải được Mật Thư.

Chìa khóa, thường là một biểu tượng, hoặc một câu văn ám chỉ đòi ta phải vận dụng trí phán đoán. Ví dụ : Khóa có vẽ một ngọn lửa đang cháy đó là Mật Thư phải hơ lửa mới đọc được bản tin. Hoặc khóa : Cả đội nhảy hết xuống sông ; đó là Mật Thư phải nhúng nước mới đọc được bản tin. Muôn ngàn khóa hóc búa khác buộc ta phải điên đầu suy nghĩ.

Khi tìm ra khóa, ta đừng khinh thường và chủ quan cho rằng bản tin " dễ ợt", nhưng cẩn thận dịch Mật Thư ra một tờ giấy khác, đừng ghi trực tiếp lên Mật Thư, để khi dịch lộn hay sai, Mật Thư vẫn còn sạch sẽ và nguyên vẹn, ta sẽ dịch lại cho chính xác, đồng thời giữ Mật Thư cùng với bản dịch khi tới trạm.

* Lưu ý : Các mật Thư hóa học, khi giải phải đọc cho lẹ và ghi ngay vào sổ, vì các loại mật Thư này khi hơ lửa hay nhúng nước, nó sẽ bị tác dụng hóa học, chữ hiện lên rồi biến đi ngay, trừ một số trường hợp.