• Trang chủ

29. Ngạt nước

HUYNH TRƯỞNG CẤP 2

Ta phải sơ cứu nạn nhân ngạt nước như thế nào ?
Vì “thời gian vàng” chỉ có khoảng 3 phút nên phải tiến hành hà hơi thổi ngạtấn tim ngoài lồng ngực ngay sau khi vớt nạn nhân ra khỏi mặt nước (xem bài “Sơ cứu nạn nhân bị ngưng tim ngưng thở”).
Ta cần phải lưu ý những việc gì ?
§ Những việc không nên làm : (1) xốc nước hoặc lôi nạn nhân quá xa: vì sẽ mất “thời gian vàng”  rất quý báu để sơ cứu; (2) hơ lửa nạn nhân: vì gây dãn mạch, hạ huyết áp, tim đập nhanh rồi ngưng tim; (3) “lăn lu”: vì dễ gây phỏng.
§ Khoảng 10 – 20% nạn nhân chết không do hít nước vào phổi mà chết do phản xạ co thắt thanh môn, gọi là “chết đuối khô”.
§ Tất cả các trường hợp ngạt nước đều cần đến bệnh viện để điều trị và phát hiện biến chứng (như viêm phổi).

Đề phòng ngạt nước như thế nào ?
Cẩn thận với các dụng cụ chứa nước sinh hoạt trong gia đình.
Tập bơi ngay từ nhỏ.
Phổ biến phương pháp sơ cứu ngưng tim ngưng thở trong nhân dân.
2. XÓC NƯỚC – HÔ HẤP NHÂN TẠO
Khi đưa nạn nhân lên bờ mà họ đã bất tỉnh, thì xem họ còn thở hay không. Nếu còn thở thì ta phải làm hô hấp nhân tạo ngay (xin xem chương “hô hấp nhân tạo”). Muốn xóc nước thì ta làm như sau: Nếu nạn nhân nặng ký, ta nắm hai cổ chân của họ và đưa cao qua khỏi đầu và xóc vài cái cho nước trào ra. Nếu nạn nhân nhẹ ký: ta vác họ lên vai, cho bụng nạn nhân nằm trên vai của ta, tay và đầu thẳng ra sau lưng ta, chạy vài vòng cho nước trào ra.
3. CHỐNG KÍCH XÚC VÀ LÀM ẤM
Đưa nạn nhân vào bờ mà còn tỉnh. Hoặc sau khi xóc nước và làm hô hấp nhân tạo, đã tỉnh lại, hãy chăm sóc cho họ bằng trà nóng hay cà phê nóng, đoạn thay quần khô và ủ ấm cho họ.
Ngạt nước (vẫn quen gọi là chết đuối) là một tai nạn thường gặp ở trẻ em mà nguyên nhân chủ yếu là ngã xuống ao, hồ, sông hoặc đâm đầu vào các lu, khạp, xô, bể đựng nước. Khả năng cứu sống và hồi phục phụ thuộc rất nhiều vào thời gian chìm dưới nước và sơ cứu ban đầu tại hiện trường.